Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả mô hình sản xuất lạc thương phẩm năng suất, chất lượng caotheo chuỗi giá trị

Thứ tư - 25/11/2020 08:02

Hiệu quả mô hình sản xuất lạc thương phẩm năng suất, chất lượng caotheo chuỗi giá trị

Là một trong những địa phương có diện tích trồng lạc lớn nhất huyện và có tiềm năng để phát triển cây lạc thành sản phẩm nông nghiệp có giá trị, mang lại thu nhập cao, nhưng xã Yên Hòa, huyện Cẩm Xuyên vẫn chưa áp dụng được kỹ thuật trồng cũng như giống lạc mới phù hợp để tăng năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích.

Trước thực trạng đó, vụ Xuân 2020, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã triển khai mô hình sản xuất lạc thương phẩm năng suất, chất lượng cao theo chuỗi giá trịsử dụng giống lạc mới L20, với tổng diện tích 10 ha, 63 hộ nông dân tham gia tại thôn Nhân Hòa, xã Yên Hòa, huyện Cẩm Xuyên. Nhằm giúp nông dân giải quyết những vấn đề khó khăn về giống, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả và tính chủ động trong sản xuất cũng như thấy được hiệu quả của việc sản xuất lạc truyền thống sang sản xuất lạc thâm canh theo chuỗi giá trị, so sánh giữa canh tác truyền thống với áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

Mô hình áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật canh tác từ khâu làm đất, sử dụng giống, che phủ nilon, sử dụng phân bón hữu cơ vi sinhđến các biện pháp quản lý sâu bệnh hại trên đồng ruộng.Tham gia mô hình các hộ dân được hỗ trợ 50% giống lạc, vật tư thiết yếu, tập huấn quy trình, được cán bộ hướng dẫn kỹ thuật trong suốt quá trình triển khai thực hiện và ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp.Đặc biệt, việc sử dụng giống mới L20 là giống có nhiều ưu điểm vượt trội đang được đón nhận tại Miền trung. Theo đánh giá của các hộ dân giống lạc L20 thuộc dạng hình thực vật Spainish có 4 - 5 cành cấp 1/cây, lá có dạng hình trứng thuôn dài, màu xanh nhạt có 4 lá chét, chiều cao trung bình 33 - 37,5cm, quả có gân, mỏ quả trung bình, eo quả nông, vỏ mỏng, hạt to, vỏ lụa hồng sáng, tỷ lệ nhân cao, thích hợp cho thị hiếu của người tiêu dùng cũng như xuất khẩu. L20 có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm trung bình (100 - 120 ngày). Hiện tại giống lạc L20 có ưu điểm tính ngủ nghỉ cao nên ít nảy mầm khi gần thu hoạch gặp điều kiện bất thuận của thời tiết (mưa kéo dài) và có khả năng chống chịu các bệnh gỉ sắt, đốm nâu, đốm đen, héo rủ khá.

Trong quá trình triển khai thực hiện, mặc dù tình hình thời tiết và sâu bệnh diễn biến bất thuận cho sản xuất nông nghiệp, nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên cây trồng cạn rất cao nhất là các đối tượng gây hại trên cây lạc như bệnh héo rủ, sâu xanh, sâu khoang,… Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã cử cán bộ bám sát đồng ruộng, theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn bà con nông dân chăm sóc, quản lý dịch hại qua các thời kỳ sinh trưởng, chủ động kết hợp với địa phương tích cực triển khai hướng dẫn bà con nông dân khắc phục một số khó khăn về thời tiết đảm bảo sự sinh trưởng phát triển của cây.

Sau gần 5 tháng triển khai thực hiện mô hìnhcho thấy, giống lạc L20 sinh trưởng đồng đều, đạt chỉ tiêu về năng suất, chất lượng và thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của địa phương, việc áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật vào thâm canh mang lại hiệu quả rõ nét, đặc biệt là việc sử dụng phân bón vi sinh vào quy trình đã làm cho đất tơi xốp, giảm sâu bệnh hại, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng của cây lạc.Ghi nhận tại hiện trường các ruộng lạc được trồng bằng phương pháp và giống mới cho thấy, cây lạc đều phát triển xanh tốt và cho tỷ lệ hạt đều, nhiều hơn so với các ruộng canh tác theophương pháp truyền thống với giống lạc cũ.Điều đó cho thấy giống mới này thích nghi trên chân đất cát tại địa phương, mức độ nhiễm sâu bệnh nhẹ so với giống Lạc địa phương, nhất là bệnh héo rũgốc mốc đen, mốc trắng. Các yếu tố cấu thành năng suất đạt cao và ổn định, nhất là số cây hữu hiệu, số quả chắc, trọng lượng quả. Qua tính toán cho thấy, năng suất thực thu giống lạc L20 trong mô hình là 31,24tạ/ha cao hơn so với tập quán canh tác lâu nay của bà con gieo trỉa giống lạc địa phương là 4,28 tạ/ha

Về hiệu quả kinh tế, qua kết quả sản xuất vụ Xuân 2020 cho thấy, áp dụng quy trình canh tác, sản xuất giống lạc mới L20 có che phủ nilon giảm được công làm cỏ, hạn chế quá trình rửa trôi nên giảm lượng phân bón, có sự liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm đã nâng cao hiệu quả kinh tế, với giá lạc đơn vị thu mua là 23.000đ/kg đã mang lại thu nhập cho người trồng trên 71,85 triệu đồng/ha, tăng 24,17% về giá trị và 18,24% về năng suất so với ngoài mô hình.

Ông Hồ Khắc Thước, thôn trưởng thôn Nhân Hòa phấn khởi cho biết: “ Năm nay, gia đình tôi cùng người dân trong thôn áp dụng phương pháp trồng lạc che phủ nilon cùng giống lạc mới L20 với diện tích trên 10ha do Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh hỗ trợ. Mặc dù gặp thời tiết xấu mưa lớn kéo dài sau khi gieo trỉa nhưng tỷ lệ nảy mầm vẫn đạt gần 100%, cây sinh trưởng và phát triển tốt. Ban đầu khi áp dụng quy trình kỹ thuật che phủ nilon, do chưa quen nên bà con thực hiện còn chậm và gặp một số khó khăn nhưng sau khi cho thu hoạch, đánh giá kết quả thì bà con lại hưởng ứng cao.Điều đáng nói là khi trồng theo phương pháp này, chúng tôi bỏ rất ít công chăm sóc, làm cỏ cũng như phân bón, sâu bệnh giảm, năng suất và hiệu quả kinh tế đạt cao so với cách làm truyền thống trước đây".

Việc triển khai mô hình sản xuất lạc thương phẩm năng suất, chất lượng cao theo chuỗi giá trị đã mang lại hiệu quả so với sản xuất truyền thống trên cả 3 mặt: hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh tế và hiệu quả về mặt xã hội. Thông qua mô hình đã tạo bước đột phá mới trong quá trình thâm canh sản xuất, thay đổi phương thức canh tác cũ bằng phương thức canh tác mới, đem lại năng suất, chất lượng và hiệu quả, phù hợp với tình hình sản xuất tại địa phương.

 

Theo Đặng Thị Thuận/sonongnghiep.hatinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập300
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm298
  • Hôm nay43,917
  • Tháng hiện tại819,195
  • Tổng lượt truy cập91,992,924
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây