Học tập đạo đức HCM

Chuyển đổi ruộng đất ở Can Lộc phải gắn với đổi mới hình thức sản xuất

Thứ bảy - 16/01/2021 08:18
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn nhấn mạnh: Chuyển đổi ruộng đất ở Can Lộc phải gắn với đổi mới hình thức sản xuất, tăng cường liên kết với doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm.

Chiều 14/1, tại xã Thuần Thiện, huyện Can Lộc tổ chức hội nghị sơ kết Nghị quyết 01-NQ/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy về tập trung chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện đề án tập trung ruộng đất, hình thành vùng sản xuất quy mô lớn. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn dự và chỉ đạo hội nghị.

1 49

Chủ trì hội nghị.

Ngay sau Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXXVI, Can Lộc thực hiện khâu đột phá trong sản xuất nông nghiệp bằng Nghị quyết 01-NQ/HU ngày 20/8/2020 về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đề án tập trung ruộng đất, hình thành vùng sản xuất quy mô lớn, tăng cường liên kết để nâng cao hiệu quả, giá trị trong sản xuất nông nghiệp.

Việc chuyển đổi ruộng đất ở Can Lộc được thực hiện theo 3 phương án: Xây dựng vùng sản xuất tập trung, nông dân góp đất, thành lập tổ hợp tác cùng sản xuất chung; xây dựng khu sản xuất tập trung, các tổ chức, cá nhân thuê lại quyền sử dụng đất của hộ dân để sản xuất; chuyển đổi ruộng đất, gắn với tập trung ruộng đất sản xuất tập trung.

Để nghị quyết đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả, Can Lộc đã ban hành nhiều quyết định, kế hoạch, công văn, hướng dẫn.

Tại các cơ sở, 18/18 đảng bộ đã ban hành nghị quyết, đề án và chính sách để thực hiện Nghị quyết 01-NQ/HU. Theo đó, quá trình triển khai thực hiện đồng bộ, tập trung, đảm bảo tính thống nhất từ huyện đến các cấp thôn xóm.

2 39

Đến nay, Can Lộc đã thực hiện chương trình tập trung ruộng đất trên diện tích 993,87ha/516,55 ha theo kế hoạch, đạt 193% kế hoạch đề ra. Từ quá trình tập trung ruộng đất, toàn huyện đã đắp mới, nâng cấp 60 km đường giao thông nội đồng, quy hoạch và xây dựng lại 63 km kênh mương.

Tổng khối lượng đất được đào đắp để phục vụ cho việc san lấp, cải tạo là gần 238. 000m3, di dời 245 ngôi mộ. Tổng số lượng giống phục vụ tại các vùng sản xuất tập trung ước tính hơn 26 tấn. Tổng kinh phí thực hiện đề án hơn 12,8 tỷ đồng, trong đó ngân sách huyện bố trí gần 1,5 tỷ đồng, số còn lại là ngân sách xã và Nhân dân đóng góp.

Việc chuyển đổi ruộng đất ở Can Lộc đã tạo điều kiện để áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, là tiền đề để kêu gọi doanh nghiệp liên kết, thay đổi phương thức, hình thức sản xuất của người dân, giải phóng sức lao động, tăng năng suất, cải tạo bờ vùng bờ thửa...

3 35

Trước đó, các đại biểu đã tham quan mô hình chuyển đổi ruộng đất lần 3 tại xã Thuần Thiện

Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã thẳng thắn nhìn nhận những mặt còn tồn tại, hạn chế, đó là một số địa phương chưa thực sự vào cuộc, chưa tuyên truyền sâu rộng trong Nhân dân về vai trò, ý nghĩa của chủ trương lớn. Việc liên kết trong sản xuất tập trung còn hạn chế.

Từ thực tiễn và bài học kinh nghiệm, các đại biểu đề xuất, kiến nghị huyện tiếp tục cho chủ trương quy định chính sách về tập trung ruộng đất theo hướng thưởng cho đơn vị thực hiện tốt mô hình; tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền vận động Nhân dân tham gia để hoàn thành mục tiêu nghị quyết đề ra.

4 28

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực của Đảng bộ và Nhân dân Can Lộc trong việc đưa nghị quyết vào cuộc sống.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng: Chuyển đổi ruộng đất, phá bờ vùng bờ thửa là một xu thế tất yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho canh tác. Tuy nhiên đây mới chỉ là bước đầu, bởi canh tác ở địa phương vẫn đang là nông hộ, vai trò của doanh nghiệp chưa rõ ràng. Việc tổ chức sản xuất để tăng năng suất trên đơn vị diện tích, nâng cao đời sống cho người dân mới là vấn đề lâu dài.

Vì thế việc chuyển đổi ruộng đất phải gắn với đổi mới tổ hình thức sản xuất, hình thành các tổ hợp tác; tăng cường liên kết với các doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm.

Thúy Ngọc/https://baohatinh.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập258
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại924,265
  • Tổng lượt truy cập92,097,994
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây