Vợ chồng ông Trần Đức Nhân ở thôn Lồng Lộng khắc phục diện tích hành bị hỏng.
Tranh thủ ngày nắng ấm, vợ chồng ông Trần Đức Nhân ở thôn Lồng Lộng, xã Thuần Thiện ra đồng từ sớm, gom lại những cây giống còn sót sau mưa lũ để ươm mầm cho vụ thu hoạch vào dịp tết. Ông Nhân cho biết: “Nhà trồng gần 3 sào hành, trong đó có hơn một nửa là hành tăm, số còn lại là hành ống. Năm nay mưa lũ nên giá cả có đắt hon so với trước, mức giá tại chợ khoảng 20 - 25 ngàn đồng/kg. Đó cũng là động lực để chúng tôi khôi phục diện tích, cải thiện thu nhập”.
Cạnh đó, gia đình chị Hồ Thị Lý cũng đang tỉa bớt cây con để bán giống cho bà con và chuẩn bị hàng hóa cho buổi chợ sáng. Chị Lý cho biết: “Ngay sau lũ, chúng tôi đã ra tháo nước, đỡ cây nên thiệt hại cũng được giảm bớt. Nay vừa có giống để dặm những nơi cây chết, vừa có thêm sản phẩm để bán cho bà con. Nhà chỉ trồng 7 thước hành nhưng đây đã là lứa thu hoạch thứ 4 của tôi, trung bình mỗi lứa thu về được 3 triệu đồng”.
Với sự chăm sóc của người dân, cánh đồng 15 ha hành ở thôn Lồng Lộng đã phục hồi sau mưa lũ
Tại cánh đồng 5 ha ở thôn Tân Tùng Sơn, xã Tùng Lộc, bà con cũng đang tập trung cho việc làm đất xuống giống vụ đông. Năm nay, toàn thôn đã thống nhất trồng một loại giống đó là khoai lang đỏ của bản địa.
Cánh đồng 5 ha ở thôn Tân Tùng Sơn được bà con canh tác 1 giống
Bà Bùi Thị Vượng, người dân trong thôn cho biết: “Giống khoai này vỏ đỏ, ruột trắng ăn rất thơm ngon. Năm ngoái thu hoạch xong thương lái về mua tận ruộng mua với giá giao động từ 10-15 ngàn đồng/kg.
Ngoài nguồn thu khoảng 6 triệu/1 sào từ việc bán củ, tôi còn chủ động được thức ăn cho trâu bò từ rau khoai. Vì thế năm nay, dù có chậm thời vụ do ảnh hưởng mưa lũ, nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm khắc phục khó khăn để sản xuất”.
Thôn Mai Sơn thuê máy giúp bà con làm đất, rút ngắn thời vụ
Mưa lũ đã làm chậm thời vụ của nông dân Can Lộc gần nửa tháng. Thế nhưng, quyết tâm không để diện tích bỏ trống và cải thiện thu nhập, các địa phương cũng đã chủ động các biện pháp hỗ trợ người dân “gỡ khó” để sản xuất vụ đông.
Thôn trưởng thôn Mai Sơn Nguyễn Văn Quế (người bên phải) động viên bà con đẩy nhanh tiến độ sản xuất
Ông Nguyễn Văn Quế, Trưởng thôn Mai Sơn, xã Xuân Lộc cho biết: “Phấn đấu phủ kín diện tích 10 ha rau màu vụ đông, chúng tôi đã đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân thông qua các cuộc họp thôn xóm, MTTQ và các đoàn thể. Từ sự hỗ trợ của địa phương về một phần kinh phí mua giống và 50% kinh phí làm đất, chúng tôi đã thuê máy đẩy nhanh tiến độ. Trước đó, bí thư, thôn trưởng cũng đã lên Hương Sơn mua ngô giống cho bà con ”.
Chị Võ Thị Loan bắt đầu xuống giống phục vụ thị trường tết
Tại vùng thượng Can Lộc, sau thiệt hại từ đợt lũ lụt, các nhà lưới cũng đã xuống giống trở lại. Chị Võ Thị Loan, thôn Anh Hùng, xã Thượng Lộc cho biết: “Để phát triển sản phẩm rau củ quả công nghệ cao, tôi đã đầu tư hơn 600 triệu đồng xây dựng nhà lưới gần 2.000 m2. Những ngày nắng ấm này, tôi đang xuống giống dưa lưới và dưa chuột để phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp tết”.
Vụ đông năm nay, Can Lộc có kế hoạch sản xuất trên diện tích hơn 900 ha. Sau lũ, huyện đã hỗ trợ 400 kg hạt giống, chỉ đạo các địa phương đẩy công tác tuyên truyền, hỗ trợ kỹ thuật cho bà con nông dân. Để tạo đầu ra cho sản phẩm, nâng cao giá trị hàng hóa vụ đông, huyện tập trung chỉ đạo bà con hình thành các vùng sản xuất tập trung.
Ông Phan Cao Kỳ, Trưởng phòng NN&PTNT Can Lộc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã