Học tập đạo đức HCM

Hơn 600 tấn phân bón phục vụ sản xuất vụ đông ở Hương Khê

Thứ sáu - 04/12/2020 06:21
Nhờ tổ chức hội nông dân đứng ra tín chấp, hàng nghìn hội viên ở huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh) đã có thể vay phân bón trả chậm, phục vụ sản xuất vụ đông.
122d5101134t49024l0

Nông dân Hương Khê đã được cung ứng hơn 500 tấn phân bón trả chậm.

Trong nhiều năm qua, Hội Nông dân Hương Khê luôn là một trong những địa phương dẫn đầu về việc hỗ trợ hội viên vay phân bón trả chậm để sản xuất. Ông Đặng Minh Lương, cán bộ Hội Nông dân huyện thông tin, với vai trò là “cầu nối” trong sản xuất nông nghiệp, Hội Nông dân huyện đã triển khai chương trình cung ứng phân bón trả chậm cho hội viên.

Vụ đông năm nay, do ảnh hưởng của thiên tai nên tiến độ chậm, đồng thời bà con cũng gặp nhiều khó khăn nên nhu cầu tăng cao. Do đó, Hội Nông dân huyện đã sớm thông báo bảng giá cụ thể từng loại phân bón đến các xã, thị trấn. Trên cơ sở đó, bà con nông dân đăng ký theo nhu cầu sản xuất. Tiếp đó, hội cơ sở có trách nhiệm giao hàng cho hội viên và thu hồi nợ khi đến hạn theo quy định. Tính đến nay đã có khoảng 500 tấn phân bón được giao đến các chi hội, hiện còn khoảng 100 tấn theo nhu cầu hội viên sẽ sớm được cung ứng cho người dân.

122d5101227t77230l0

Ông Nguyễn Đình Hoan (thôn 5, xã Hoà Hải, Hương Khê) không phải lo lắng về tiền vật tư, phân bón mỗi khi bước vào vụ sản xuất.

Đây là năm thứ 4 gia đình ông Nguyễn Đình Hoan (thôn 5, xã Hoà Hải, Hương Khê) bớt đi nỗi lo gánh nặng tiền vật tư, phân bón mỗi khi bước vào vụ sản xuất. Ông Hoan chia sẻ: "Gia đình tôi trồng hơn 5 sào ngô và khoảng 2 mẫu đất lúa vụ xuân, nhu cầu về phân bón là rất lớn.

Trước đây, gia đình tôi phải mua chịu phân bón ở các đại lý với lãi suất cao. Nhưng những năm gần đây, được hội nông dân xã tuyên truyền về chương trình mua phân bón theo hình thức trả chậm, gia đình tôi đã đăng ký tham gia. Từ đó đến nay, năm nào tôi cũng đăng ký mua khoảng 5 tạ phân bón các loại để sản xuất. Tôi thấy chương trình này rất thiết thực vì giúp nông dân chúng tôi được mua phân bón sử dụng trước và sau khi thu hoạch mới phải trả tiền mà lãi suất rất thấp”.

122d5101327t47595l0

Bà Trần Thị Quyên khẳng định, chất lượng là tiêu chí hàng đầu để gia đình sử dụng phân bón qua kênh cung ứng của hội nông dân.

Tương tự, cũng tại thôn 5, xã Hoà Hải, bà Trần Thị Quyên phấn khởi nói, mặc dù không quá khó khăn nhưng tôi và nhiều người nông dân vẫn muốn sử dụng phân bón trả chậm qua kênh hội nông dân, để dành vốn đầu tư vào việc khác. Đặc biệt dịp cận tết người dân cần nhiều vốn để sản xuất. Không những thế, do có tổ chức hội đứng ra tín chấp nên người dân rất yên tâm về chất lượng của phân bón.

Được biết, có khoảng 90% hội viên nông dân xã Hoà Hải sử dụng phân bón qua kênh này. Riêng vụ đông và vụ xuân năm nay, xã được cung ứng khoảng 150 tấn phân bón các loại.

122d5101437t95264l0

Hàng trăm ha ngô vụ đông ở xã Hoà Hải đã đuổi kịp thời vụ một phần nhờ được cung ứng phân bón kịp thời.

Thực tế nhu cầu sử dụng phân bón để sản xuất nông nghiệp của người dân rất lớn, tuy nhiên, nhiều nông dân còn khó khăn về kinh tế nên việc thực hiện chương trình cung ứng phân bón trả chậm là rất phù hợp.

Với những hiệu quả thiết thực mang lại, chương trình cung ứng phân bón theo hình thức trả chậm đang được bà con nông dân huyện Hương Khê và trong toàn tỉnh tích cực tham gia.

122d5101548t48597l0

Các loại phân bón được vận chuyển về tận chi hội, tạo thuận lợi cho nông dân sản xuất.

Bà Lê Nhung Tuyết, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hương Khê cho biết, chương trình phối hợp cung ứng phân bón trả chậm đã góp phần cung cấp và trang bị cho nông dân, nhất là nông dân nghèo, vùng sâu, vùng xa có vốn và kiến thức KHKT để sản xuất, thay đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điều phấn khởi nhất sau nhiều năm thực hiện chương trình hỗ trợ mua phân bón trả chậm cho bà con nông dân, các cấp hội nông dân trong tỉnh luôn thanh toán tiền đầy đủ cho các công ty theo hợp đồng, không có tình trạng nợ, vì vậy lượng phân bón được tín chấp tăng theo từng năm.

Để chương trình ngày càng hiệu quả, Hội Nông dân huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để bà con nông dân nắm được, chủ động tham gia. Đặc biệt, trao đổi với cấp trên để vận động doanh nghiệp giảm giá thành sản phẩm và mở rộng số lượng cung ứng hơn nữa trong thời gian tới.

Nguồn tin: Dương Chiến/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập332
  • Hôm nay20,706
  • Tháng hiện tại388,324
  • Tổng lượt truy cập90,451,717
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây