Từ năm 2015 đến nay, các cơ quan tuyên truyền của huyện đã treo 4.185 băng vượt đường, 210 khẩu hiệu tường, 42.245 cờ các loại, tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng được 24.000 lượt, tuyên truyền lưu động được 85 buổi; làm mới 355 pa nô cỡ lớn, nhỏ, 710 áp phích; tổ chức 356 buổi tuyên truyền thông qua hội nghị với các nội dung như việc thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và tuyên truyền đấu tranh phản bác thông tin xấu, độc trên Internet, phòng chống các sản phẩm văn hóa độc hại...
Trong 10 năm, đã có hơn 1.000 tin, bài phản ánh về kết quả thực hiện Chỉ thị; các chủ trương, chính sách mới; các điển hình tiêu biểu trên các lĩnh vực; các thông tin kinh tế xã hội, xây dựng Nông thôn mới, văn minh đô thị; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội,…trên các bản tin, cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử, sóng truyền thanh truyền hình; xuất bản gần 20.000 cuốn Bản tin Hương Khê, 120 số Bản tin sinh hoạt chi bộ; đã có 854 tin bài đăng tải trên mạng xã hội kịp thời định hướng dư luận xã hội trước các vấn đề nổi cộm, phát sinh, những vấn đề mới, tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và quần chúng Nhân dân.
Các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao lành mạnh, vận động nhân dân loại bỏ dần những hủ tục, tập tục lạc hậu ra khỏi đời sống cộng đồng được quan tâm thực hiện. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng văn hóa” đã đi vào chiều sâu, được nhân dân đồng tình hưởng ứng, tạo sức mạnh đoàn kết của cộng đồng dân cư, phát huy được tính tích cực, sáng tạo của Nhân dân; nâng cao ý thức tự quản, tự giác trong việc phát huy các giá trị văn hóa. Đến nay, toàn huyện có 27.128 gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá (85.47%); 15.316 gia đình đạt danh hiệu gia đình thể thao (48.26%); 193/221 thôn, TDP đạt danh hiệu văn hóa (87.3%), 61 cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu văn hóa; có 19/21 xã, thị trấn có Nhà văn hóa xã; 220/221 nhà văn hóa thôn, Tổ dân phố; 03 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới. Duy trì và phát triển các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, duy trì các lễ hội truyền thống của địa phương, như: Lễ rước Sắc Hàm Nghi- Sơn phòng (7/01 âm lịch), Lễ hội rước Sắc Đền Ngàn trụ (16/2 âm lịch), Lễ Phật đản, Phật lịch, đón nhận bằng xếp hạng di tích, đón nhận các danh hiệu văn hóa. Phát huy bản sắc văn hoá riêng của dân tộc Chứt, một số tập tục ma chay, cưới xin, sắc phục, lễ hội đặc trưng vẫn được duy trì, như Lễ hội Gơ Chao Bơi - Ăn cơm mới (10/10 âl) của dân tộc Chứt xã Hương Liên. Cùng với lễ hội, các loại hình văn hóa, trò chơi dân gian, các môn thể thao dân tộc được tổ chức rộng rãi như: múa hát sắc bùa, Dân ca, Ví giặm, chơi đu, nhảy sạp, đẩy gậy, bóng chuyến, cầu lông...toàn huyện có 11 CLB Dân ca Ví, Giặm, 1 CLB thơ đường luật Bình Sơn, 1 CLB thơ ca huyện, 5 CLB thơ cấp xã với gần 300 tác giả, 1 Chi Hội Văn học Nghệ thuật, hàng trăm CLB văn nghệ, thể thao; có 1 nhà nhiếp ảnh là hội viên hội nhiếp ảnh, 01 hội viên hội nhạc sỹ, 01 nghệ nhân ưu tú
Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát được đẩy mạnh: Từ năm 2010 đến nay, các cơ quan chức năng của huyện đã phối hợp, tiến hành 45 cuộc thanh tra, kiểm tra các cơ sở hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa, thể thao, thông tin truyền thông, hoạt động quảng cáo… Qua kiểm tra, đã nhắc nhở hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa và lập biên bản xử lý vi phạm hành 8 cơ sở với số tổng số tiền là 13.650.000 đồng. Đồng thời, tổ chức các đợt kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với các cơ sở kinh doanh internet, dịch vụ photocopy, karaoke, cửa hàng bán sách, phát hành xuất bản phẩm... góp phần gìn giữ an ninh trật tự, đập tan các âm mưu phản động của các thế lực thù địch, giữ gìn trật tự kỷ cương trong hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa, tạo môi trường văn hóa ngày càng phong phú, lành mạnh.
Với phương châm “lấy tuyên truyền, giáo dục, vận động, phòng ngừa, ngăn chặn là chính”, ngành Giáo dục và Đào tạo của huyện đã thực hiện tốt việc lồng ghép một số nội dung phòng, chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội, kiên quyết bài trừ các sản phẩm văn hoá độc hại xâm nhập vào nhà trường. Giáo dục kỹ năng sống vào các môn học cụ thể, gắn công tác giáo dục bài trừ văn hóa phẩm độc hại với tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, về nguồn tìm hiểu truyền thống lịch sử, văn hóa, tốt đẹp của dân tộc.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Công tác thông tin, tuyên truyền trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa còn hạn chế; cơ chế, chính sách hỗ trợ trên lĩnh vực văn hóa chưa được chú trọng; huy động nội lực trong nhân dân, xã hội hoá các hoạt động văn hoá chưa thật hiệu quả. Chính sách đầu tư cho lĩnh vực văn hoá chưa đồng bộ, nhất là công tác sưu tầm, bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể; các tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp; công tác quản lý, kiểm tra các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa, ngăn chặn các sản phẩm văn hóa độc hại chưa chặt chẽ và chưa thường xuyên.
Để tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 27/7/2010 của Ban Bí thư về “chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại” đạt hiệu quả hơn nữa, trong thời gian tới cần tiếp tục tuyên truyền sâu rộng nội dung Chỉ thị số 46-CT/TW đến cán bộ, đảng viên, chiến sĩ lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác trước những hành động chống phá của các thế lực phản động, trước các quan điểm sai trái và văn hóa phẩm độc hại, nâng cao nhận về ảnh hướng lâu dài của sản phẩm văn hóa độc hại. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế hiện nay. Cần cụ thể hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về văn hóa, ban hành các văn bản phù hợp với điều kiện và thực tiễn của địa phương. Chủ động đấu tranh phòng, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực văn hóa. Coi trọng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ lãnh đạo quản lý văn hóa. Chủ động đấu tranh phòng, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực văn hóa. Coi trọng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ lãnh đạo quản lý văn hóa. Quan tâm xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ văn hóa của huyện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tiếp tục đầu tư đúng mức cho lĩnh vực văn hóa, tương xứng với mức tăng trưởng kinh tế. Sử dụng hiệu quả, công khai, minh bạch nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước và có trọng tâm, trọng điểm. Ưu tiên một số nét văn hóa truyền thống cần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đầu tư các thiết chế văn hóa cho nhân dân, duy trì hoạt động hiệu quả của các câu lạc bộ văn hóa, thể dục thể thao. Đồng thời tăng cường việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao thiết thực và phù hợp nhằm thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, tạo tinh thần vui vẻ, phấn khởi, đoàn kết, thi đua trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, vì một nền văn hóa lành mạnh làm động lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã