Học tập đạo đức HCM

Hương Khê:Tập trung khôi phục diện tích, chăm sóc, phòng chống sâu bệnh cho cây bưởi sau mưa lũ.

Thứ hai - 16/11/2020 06:00
Bưởi Phúc Trạch, cây trồng chủ lực của địa phương, mang lại nguồn thu nhập chính cho hàng nghìn hộ dân huyện Hương Khê. Thế nhưng, trong đợt mưa lũ liên tiếp, kéo dài vừa qua đã gây ngập úng gần 30% diện tích bưởi của toàn huyện. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển của cây, dẫn tới sụt giảm năng suất, chất lượng quả bưởi. Vì vậy, việc khôi phục diện tích, chăm sóc, phòng chống sâu bệnh cho cây bưởi sau mưa lũ là nhiệm vụ ưu tiên của chính quyền và nhân dân các địa phương.

8

Một số diện tích cây bưởi thị ngập lụt.

Trong số 800 ha cây bưởi Phúc Trạch ở huyện Hương Khê bị ngập lũ vừa qua, có 790 ha bị thiệt hại trên 30% và có 10 ha thiệt hại 70%. Số diện tích cây bưởi bị thiệt hại do ngập úng sâu và dài ngày đã gây vàng lá, thối rễ cùng một số nấm bệnh trên cây. Để góp phần giúp bà con nông dân khắc phục thiệt hại, trong những ngày qua, huyện Hương Khê đã chỉ đạo Trung tâm Ứng dụng Khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện cử cán bộ kỹ thuật xuống tận các xã, trực tiếp đến những hộ dân có nhiều diện tích Bưởi bị ngập lụt để hướng dẫn cho bà con cách chăm sóc và phòng trừ một số loại sâu bệnh trên cây bưởi Phúc Trạch.

1

Người dân xã Phúc Trạch được hướng dẫn cách chăm sóc vườn bưởi...

 Chị Nguyễn Thị Bích Hồng,  cán bộ Trung tâm Ứng dụng KHKT& BVCTVN huyện Hương Khê cho biết: “Để hạn chế thiệt hại cho cây bưởi do ngập úng là cả một quá trình. Xác định Hương khê là vùng thường xuyên bị ngập lũ,  cây bưởi bị ngập khi có mưa lũ xảy ra là một điều đã dự báo trước. Vì vậy, để cho cây bưởi chống chịu được việc ngập nước, hạn chế sâu bệnh phát sinh sau lũ thì điều  bà con cần làm là phải chăm sóc tốt, đảm bảo dinh dưỡng và nước tưới cho cây thường xuyên. Đó là cách phòng hiệu quả nhất. Còn sau lũ, khi bưởi đã bị ngập và xuất hiện sâu bệnh thì phải tuyệt đối tuân thủ sự hướng dẫn của cán bộ ỹ thuật và sử dụng thuốc đặc trị mới có hiệu quả, đồng thời tránh dịch bệnh lây lan sang các cây khác.”

7

Mô hình trồng bưởi cho thu nhận cao tại xã Hương Trach.

  Huyện Hương Khê hiện có 2.719 ha bưởi Phúc trạch. Vụ mùa vừa qua, nguồn thu từ bưởi mang lại cho người dân là trên 300 tỷ đồng. Sau khi thu hoạch xong, bà con chuẩn bị bước vào khâu chăm sóc, bón phân, tỉa cành thì gặp đợt mưa lũ kéo dài, gây ngập úng khoảng 800 ha, tập trung phần lớn ở các xã Hương Trạch, Phúc Trạch, Hương Thủy, Hương Giang, Lộc Yên và Hương Đô. Hiện nay Các địa phương đang tích cực phối hợp, tìm giải pháp, hỗ trợ giúp bà con nông dân khôi phục, để cây bưởi phát triển ổn định sau mưa lũ.

6

Người dân xã Hương Đô được cán bộ TTCGKHKT&BVCTVN huyện hướng dẫn cách chăm sóc vườn bưởi...

Ông Biện Văn Bảo, Phó Chủ tịch UBND xã Hương Đô khẳng định: “Là địa phương có diện tích cam, bưởi khá lớn, đời sống kinh tế của nhân nơi đây phần lớn dựa vào hai loại cây ăn quả này, vì vậy công tác khắc phục phòng chống sâu bệnh cho cây ăn quả sau mưa lũ là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng của cấp ủy, chính quyền và nhân dân. Xã đã phối hợp tốt với các cơ quan chuyên môn về trực tiếp, hướng dẫn người dân trong công tác phòng chống sâu bệnh cho cây ăn quả.”

5

Hướng dẫn chăm sóc cây bưởi tại xã Hương Thủy.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong đi lại và với phương châm cầm tay chỉ việc, tại mỗi xã, lựa chọn 2 vườn bưởi có nhiều cây bị bệnh sau lũ để tập huấn, hướng dẫn cho người dân. Nhờ tổ chức tập huấn, hướng dẫn thực hành tại vườn bưởi nên người dân nhanh chóng nắm bắt các phương pháp, cách xử lý phòng trừ sâu bệnh trên cây bưởi để về áp dụng phòng trừ sâu bệnh cho vườn bưởi của gia đình một cách hiệu quả, thiết thực nhất; góp phần sớm khôi phục cây bưởi phát triển trở lại, không ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng và chất lượng quả bưởi trong vụ mùa sắp tới.

3

Hướng dẫn chăm sóc cây bưởi tại xã Hương Đô.

Ông Trần Hữu Chương, thôn 1, xã Hương Đô và Bà Hoàng Thị Hảo, thôn 10, xã Phúc Trạch là hai trong số hàng trăm người dân về dự tập huấn đã được tiếp thu đầy đủ các quy trình khôi phục, phòng chống các loại sâu bệnh trên cây bưởi để về áp dụng tại vườn hộ gia đình; ông, bà cũng cho biết “sau tập huấn mong muốn mua được thuốc đặc hiệu, đảm bảo chất lượng để bảo vệ và phát triển vườn bưởi tốt nhất”.

2

Hướng dẫn chăm sóc cây bưởi tại xã Hương Thủy.

“Theo kinh nghiệm thực tế nhiều năm qua cho thấy, do ngập úng sâu và dài ngày nên cây bưởi  xuất hiện một số loại sâu bệnh như: chảy gôm, ghẻ loét, nứt thân, xì mủ và bệnh vàng lá, thối rễ. Nếu không xử lý kịp thời thì cây bưởi sẽ chết và sâu bệnh lây lan sang các cây khác. Tuy nhiên, việc xử lý, khôi phục cây bưởi  lại phải chờ khi đất đã khô ráo. Vì vậy, người dân cần nắm chắc khuyến cáo, hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ chuyên môn và áp dụng  đúng các biện pháp, xử lý đúng thời điểm, dùng thuốc đặc trị mới mang lại hiệu quả. Cách xử lý các vườn bưởi bị ngập bằng cách đào rãnh thoát nước, xới xung quanh gốc và dùng các loại thuốc pha với nước để tưới xung quanh gốc cây như thuốc Ridomil Gold 68WG, cắt tỉa các cành cây vô hiệu, chồi vượt để hạn chế tiêu hao chất dinh dưỡng, đó là khuyến cáo của Chị Nguyễn Thị Bích Hồng, cán bộ Trung tâm Ứng dụng KHKT&BVCTVN huyện Hương Khê cho bà con nông dâ tại các buổi tập huấn”

1

Hướng dẫn cách dùng các loại thuốc BVTV để chăm sóc cây bưởi sau lũ.

          Những nổ lực cứu vườn bưởi sau lũ đã và đang được cấp ủy, chính quyền và nhân dân Hương Khê khẩn trương thực hiện. Đây được xem là một trong những nhiệm vụ cấp bách của chính quyền từ huyện đến cơ sở, nhằm tháo gỡ một phần khó khăn, lo lắng giúp người dân yên tâm phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Đặc biệt là giữ gìn, phát triển và nâng cao chất lượng cây trồng chủ lực, loài quả đặc sản của địa phương./.

 
Theo Thanh Huệ - Trí Quân/huongkhe.hatinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập641
  • Hôm nay99,127
  • Tháng hiện tại835,237
  • Tổng lượt truy cập93,212,901
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây