Học tập đạo đức HCM

Kỳ Anh: “Thiên la địa võng” tận diệt chim trời

Thứ bảy - 26/09/2020 10:37
Huyện Kỳ Anh là nơi sinh sống, trú ngụ của rất nhiều loài chim. Nơi đây có những cánh đồng lúa bạt ngàn và rừng tràm bất tận, rất thuận tiện cho các loài chim trú ẩn, kiếm ăn. Tuy nhiên, số lượng chim chóc đang có xu hướng ngày càng giảm dần, lý do là vì săn bắt chim được xem là một “nghề”.

Có mặt tại cánh đồng xã Kỳ Khang, Kỳ Phú, Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh), những cảnh tượng khiến chúng tôi vô cùng ngỡ ngàng. Người dân ở đây đã dùng “vô vàn” phương thức, đủ các loại đồ nghề, từ hiện đại đến thô sơ đua nhau “tận diệt” chim trời. Những con chim giả (gọi là chim mồi) được giăng trắng cả một cánh đồng, rồi người ta dựng nhiều rào lưới, loa điện giả tiếng chim để đánh bẫy.

Người dân ở đây đã dùng “vô vàn” phương thức, đủ các loại đồ nghề, từ hiện đại đến thô sơ đua nhau “tận diệt” chim trời.

Để đánh được cò, vạc, các thợ đánh chim đã làm những con cò giả (cò mồi) đặt giữa các ngọn cây, trên các ruộng lúa. Thậm chí, họ dùng chim còn sống cho đứng trên những thanh gỗ, được đóng kiểu chữ T buộc dây cước vào chân cắm ở các cánh đồng. Bên cạnh đó, người ta còn sử dụng thêm các âm thanh giả tử ghi sẵn âm thanh tiếng chim hót để dụ chim đến khu vực đánh bẫy.

Những con chim thật được người dân khâu mắt, làm mồi nhử

Con mồi để bẫy chim các thợ săn thường chọc thủng mắt, hoặc lấy chỉ khâu mắt lại. Theo những người đánh bẫy chim thì việc khâu mắt chim để tiếng kêu của con chim đó to hơn bình thường và việc chọc mù mắt để chim không thể mổ được những con chim mồi khác.

Từ các loài chim nhỏ như én, chèo bẻo, cho tới loại lớn như gà nước, cò, vạc, diệc… vốn dĩ sống đời tự do, hoang dã, bỗng chốc biến thành mục tiêu, sản phẩm mua bán của con người. Cứ theo từng mùa, trung bình mỗi ngày mỗi người đánh bắt được hàng chục con. Sau khi bắt được chim trời, họ vặt sạch lông...chờ mối đến lấy hoặc nhiều thì sẽ mang ra chợ, nhà hàng ăn uống để bán. Hiện giá chim cò, cói, diệc có giá giao động từ vài chục nghìn  đến hàng trăm nghìn (tùy từng loại).

Từ trên ngọn cấy đến dưới mặt nước những con chim giả nhằng nhịt khắp nơi

Nguyên nhân chính khiến chim trời bị săn bắt là do thịt chim được xem là món khoái khẩu, rất bổ dưỡng. Chẳng biết từ khi nào chúng trở thành món ăn đặc sản của nhiều người. Rất nhiều quán ăn xem đây là món tủ để thu hút thực khách. Các quán không bày bán công khai mà chỉ có khách quen biết mới tìm đến. Tùy theo nhu cầu, quán có thể chế biến ra nhiều món khác nhau với giá cả khá đắt đỏ.

Khi nhu cầu thưởng thức loài đặc sản này không ngừng tăng lên thì tình trạng săn bắt lại thêm quá đà nên nguồn chim trong tự nhiên đã không còn nhiều. Đặc biệt, tình trạng giăng “thiên la địa võng” bắt chim trời ở Kỳ Anh đang diễn ra công khai. Người dân xem việc đánh bắt chim trời như một nghề để kiếm sống.

 

Theo Huyền Trang - Phạm Tuấn/kyanh.hatinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập75
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập92,385,341
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây