Học tập đạo đức HCM

Kỳ Thượng hiệu quả từ các mô hình trồng cây ăn quả, nuôi ong lấy mật

Thứ tư - 25/08/2021 00:43
Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng hóa, nhiều năm qua, người dân xã Kỳ Thượng đã đưa nhiều giống cây, con mới vào sản xuất, chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong số này, mô hình trồng bưởi Phúc Trạch và nuôi Ong lấy mật đã góp phần giúp bà con nâng cao thu nhập và từng bước vươn lên làm giàu.

 

1 99

Là một xã có diện tích chủ yếu là đất đồi rừng, nhiều năm trước nông dân thôn Phúc Thành 2 đã trồng các loại cây hoa màu và ngô, sắn, keo lai... Tuy nhiên, sau nhiều năm canh tác cho thấy những cây trồng này tốn rất nhiều công chăm sóc nhưng mang lại hiệu quả kinh tế không cao. Sau khi xã Kỳ Thượng có chủ trương mở rộng diện tích, chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang những loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế, chị Hoàng Thị Sự, ở thôn Phúc Thành 2 nhận thấy cây bưởi phúc Trạch phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của địa phương, chị đã đưa giống cây này vào trồng, bước đầu đã cho hiệu quả cao. Trên diện tích hơn 01 ha, chị đã trồng được trên 300 gốc bưởi phúc trạch. Nhờ việc thâm canh, chăm sóc cây bưởi đúng kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh kịp thời, kết hợp với thụ phấn bổ sung nên bưởi ra đều quả; giống bưởi phúc trạch trồng từ 5 năm trở lên trung bình có gần 100 quả, với giá thị trường hiện nay khoảng 25.000 đồng/quả. Vườn bưởi đưa lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình với mức thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm. Chị Sự vui vẻ cho biết: “ Gia đình đã phá bỏ các loại cây trồng cũ để tập trung đầu tư thâm canh phát triển bưởi phúc trạch trên diện tích trên 01 ha mẫu đất đồi vườn. Sau một thời gian chăm sóc, áp dụng đúng quy trình kỹ thuật vào sản xuất từ khâu tỉa cành, tỉa quả, sử dụng phân bón hợp lý đến khâu chăm sóc, bảo quản sau thu hoạch nên vườn bưởi của gia đình chị đã cho thu hoạch ổn định”.

 

2 59

Còn với Anh Nguyễn Trung Thành lại quyết định bó với nghề nuôi ong mật. Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi ong của mình, anh Thành cho biết: “ Nuôi ong không khó, quan trọng là mình phải hiểu được tập tính của loài vật này, biết cách tách đàn để giảm tải cho các thùng ong vừa tạo thêm đàn mới cho ong sinh sản Nguồn thức ăn chủ yếu là từ các loại cây trong vườn Nghề nuôi ong không cần nhiều vốn đầu tư, không đòi hỏi nhiều nhân lực, mà lại cho nguồ thu nhập ổn định. Tuy vậy, nghề này đòi hỏi kỹ thuật cao, tỉ mỉ trong từng công đoạn” . Hiện nay, gia đình anh đang nuôi 20 ổ ong, trung bình từ 20 - 25 ngày cho thu hoạch 40 lít mật với giá bán 300.000 đồng/lít mật.

 

3 44

Nhờ phát triển nghề nuôi ong đã cho gia đình có thêm nguồn thu nhập đáng kể, mỗi năm trên 70 triệu đồng. Mật ong được nuôi tại các cánh rừng, không chịu tác động từ hóa chất, ô nhiễm nên chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng, mở ra hướng làm giàu cho những hộ nông dân ít vốn. Là một hộ cũng khá thành công từ nghề nuôi ong mật, ngoài việc nuôi ong lấy mật, anh Thành còn phát triển chăn nuôi bò nhốt, gà thả vườn và trồng các loại cây ăn quả có giá trị, với mức thu nhập từ 200 - 250 triệu đồng/năm.

 

4 36

Hiện nay, ngoài phát triển trồng các loại cây ăn quả có múi, nhiều hộ nông dân ở xã Kỳ Thượng đã mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình nuôi Ong lấy mật mang lại giá trị thu nhập cao. Việc người nông dân mạnh dạn, chủ động chuyển đổi cây trồng, con nuôi hợp lý không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình mà còn góp phần mở ra hướng đi mới cho nền sản xuất nông nghiệp ở địa phương, góp phần nâng cao thu nhập, làm giàu trên chính quê hương của mình./.

Thúy Nga - Anh Đức/http://kyanh.hatinh.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập72
  • Hôm nay32,449
  • Tháng hiện tại1,177,721
  • Tổng lượt truy cập92,351,450
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây