Học tập đạo đức HCM

XDNTM ở Cương Gián: Đặc thù địa phương được khai thác hiệu quả

Chủ nhật - 19/01/2014 07:57
Xã Cương Gián (Nghi Xuân-Hà Tĩnh) có truyền thống xuất khẩu lao động (XKLĐ) hơn 20 năm nay, với số lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài 2.677 người, đứng đầu cả nước. Nhờ nguồn thu nhập từ XKLĐ, làng quê Cương Gián ngày càng đổi mới, nhất là việc đa dạng hóa ngành nghề, tạo dựng cơ nghiệp cho người ở nhà, XDNTM theo hướng bền vững.
 

Đa dạng ngành nghề 

Là địa phương có cả rừng và biển, lực lượng lao động dồi dào nên Cương Gián có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.Ví như một số tiêu chí trong chương trình XDNTM, nhiều địa phương khó hoàn thành như thu nhập, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, chợ nông thôn, nhà ở dân cư, thì Cương Gián lại dễ dàng đạt được.

Nhờ nguồn vốn XKLĐ, người dân Cương Gián đã mở mang được nhiều ngành nghề, mang lại thu nhập cao cho nhiều gia đình. Chỉ tính riêng năm 2013, xã đã phát triển thêm 2 HTX nuôi trồng thủy sản, trước đó có 5 HTX, tất cả đều làm ăn phát đạt; 2 doanh nghiệp; 5 mô hình sản xuất (trong đó có 2 mô hình kinh doanh dịch vụ ăn uống, 1 mô hình chế biến sứa, 1 mô hình sản xuất đá lạnh). Trang bị thêm 2 máy tuốt lúa, 1 máy cày phục vụ sản xuất nông nghiệp; nhìn chung các mô hình sản xuất, kinh doanh trên địa bàn hoat động có hiệu quả. Trong đó phải kể đến Quỹ tín dụng nhân dân Cương Gián với tổng nguồn vốn hoạt động 175,5 tỷ đồng, doanh số cho vay 270 tỷ đồng, lãi ròng 3 tỷ đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân vay vốn sản xuất, kinh doanh và XKLĐ. Ngoài ra, còn có những mô hình cho thu nhập cao như: 7 trang trại, gia trại vừa và nhỏ; khu nuôi trồng thủy sản; kinh doanh dịch vụ ăn uống; chế biến nước mắm. Các mô hình kinh tế nói trên đều được vay vốn với lãi suất ưu đãi. Tính đến cuối năm 2013, 14 mô hình có tổng dư nợ 4,09 tỷ đồng.

Được biết, thế mạnh hiện nay của Cương Gián là công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại- dịch vụ; XKLĐ. Hiện, xã có 94 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, vận tải, với các nghề hàn cửa sắt, cửa nhôm kính; cưa xẻ gỗ; chế biến nước mắm; sản xuất rượu, làm nón lá... Trong năm 2013, xã đã xây dựng được 6 mô hình chế biến nước mắm, mỗi mô hình 6 hộ, được hỗ trợ 30 triệu đồng/mô hình. Các cơ sở chế biến hải sản cũ và mới thành lập đều hoạt động khá tốt, thu mua hầu hết hải sản đánh bắt cho ngư dân. Nhờ đời sống được nâng cao nên thương mại dịch vụ ngày càng phát triển, năm sau cao hơn năm trước, nhất là các cơ sở kinh doanh ăn uống hải sản, hiện có 378 cơ sở hoạt động ổn định, thu nhập cao.

Tuy nhiên, nói đến Cương Gián là nói đến XKLĐ, đây được coi là lĩnh vực mang lại thu nhập cao nhất ở địa phương (chiếm 67,1% tổng thu nhập). Ngoài thị trường 15 nước và vùng lãnh thổ như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan - Trung Quốc, Malaysia, Angola, Tây Ban Nha..., vài năm gần đây còn có thêm thị trường Australia và Mỹ. Năm 2013, xã có 400 lao động đi làm việc ở nước ngoài, đưa tổng thu nhập từ lĩnh vực này đạt 221,48 tỷ đồng. 

Chú trọng giảm nghèo

Mặc dù có thu nhập cao từ XKLĐ nhưng tỷ lệ hộ nghèo ở Cương Gián vẫn khá cao (11,14%), con số này rơi vào những hộ chính sách, neo đơn, không có lao động đi xuất khẩu. 2013 là năm thứ ba Cương Gián XDNTM, và là một trong 4 xã điểm của huyện Nghi Xuân, vì vậy, tỷ lệ hộ nghèo cao được xem là vấn đề “nóng”, được xã đặc biệt quan tâm để rút ngắn khoảng cách giàu nghèo.

Từ định hướng đó, năm 2012, xã đã kết hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Tĩnh đào tạo nghề cho 140 học viên, trong đó có 2 lớp chế biến phân vi sinh (70 học viên); 2 lớp chế biến nước mắm cho 30 phụ nữ nghèo, không có lao động đi xuất khẩu; 1 lớp học trồng nấm (30 học viên). Hiện, các mô hình đã đi vào hoạt động ổn định. 

Đáng ghi nhận là mô hình chế biến nước mắm. Chị Hoàng Thị Yến, thôn Cầu Đá, cho biết:”Chúng tôi được học cách chế biến nước mắm sạch theo công nghệ mới bằng năng lượng mặt trời, không có chất bảo quản, không phải phơi, đảm bảo vệ sinh, được người tiêu dùng lựa chọn. Tuy nhiên, do mới triển khai nên cái khó của chúng tôi là chưa có số lượng lớn và mặt bằng sản xuất, chưa xây dựng được thương hiệu nên khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm; nguồn vốn hỗ trợ hộ nghèo còn hạn chế. Thời gian tới, nếu muốn sản phẩm trở thành hàng hóa và giải quyết việc làm cho lao động nghèo thì phải nhân rộng mô hình”.

Ngoài ra, Cương Gián còn chú trọng công tác trợ cấp, tặng quà cho những hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tổng cộng đã trao 324 suất quà với số tiền trên 86 triệu đồng và 2.450kg gạo.Tiếp nhận và cấp phát 18.500kg gạo, 6 suất quà trị giá 500.000 đồng/suất cho những hộ đặc biệt khó khăn do bão số 10/2013. Hỗ trợ người có công về nhà ở 32 đối tượng (năm 2014 là 6 hộ). Cấp phát 1.096 thẻ cận nghèo các loại; hỗ trợ bê, nghé cho 28 hộ gia đình. Hoàn thiện hồ sơ khuyết tật theo Nghị định 28 và hồ sơ hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sỹ. Giải quyết chế độ mai táng cho các đối tượng thương binh xã hội, người có công với 34 hồ sơ; cho đối tượng thương binh xã hội được hưởng hàng tháng 36 hồ sơ và 9 hồ sơ trợ cấp người phục vụ đối tượng. Hỗ trợ 196 suất học phí cho học sinh nghèo; cấp phát 251 thẻ BHYT. Hiện đang giải quyết 2 hồ sơ trợ cấp hàng tháng cho chiến sỹ bị bắt, tù đày và 49 hồ sơ khuyết tật.

Tính đến cuối năm 2013, Cương Gián đã hoàn thành công tác điều tra hộ nghèo, kết quả có 348 hộ (11,14%); cận nghèo 419 hộ (13,41%). 

Hoàn thành các tiêu chí NTM 

Tính đến nay, Cương Gián đã hoàn thành 9/19 tiêu chí NTM: Quy hoạch, điện, bưu điện, nhà ở dân cư, thu nhập, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, giáo dục, an ninh trật tự, chợ nông thôn. Một số tiêu chí gần hoàn thành như: giao thông 72%; trường học 62%; môi trường 60%; các tiêu chí mới được một nửa như: cơ sở vật chất văn hóa 50%; hộ nghèo 50%. 

Năm 2013, xã đã huy động nguồn lực đóng góp của nhân dân đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và trùng tu các di tích văn hóa với tổng kinh phí trên 590,069 triệu đồng và hơn 1.000 ngày công (trong đó tỉnh hỗ trợ 100 triệu đồng). Nâng cấp đền Nam Phong, đền Thượng, trị giá 200 triệu đồng và 200 ngày công. Xây dựng cổng làng thôn Tân Thượng, Cầu Đá, Song Hồng với sự đóng góp của mỗi thôn trên 100 triệu đồng (ngân sách xã hỗ trợ mỗi thôn 4 -10 triệu đồng). Tiếp tục hoàn thành các tuyến đường giao thông nông thôn, trong đó Song Nam 1,02km, kinh phí gần 1,2 tỷ đồng; Đại Đồng gần 400m, trị giá gần 500 triệu đồng. Xây dựng mương thoát nước thôn Trung Sơn dài 253m, nhân dân đóng góp 794 ngày công, trị giá gần 200 triệu đồng. Xây mới 1,3km mương thủy lợi nội đồng, kinh phí 1,1 tỷ đồng (nhà nước hỗ trợ 50%). Lập hồ sơ xin đầu tư nâng cấp dự án hồ Xanh Nước. Bàn giao mặt bằng công trình hồ chứa nước Khe Rong. Các thôn Nam Mới, Tân Thường, Bắc Mới huy động nhân dân làm 1,9km đường ngõ xóm, kinh phí trên 500 triệu đồng. Trong đó, các hộ dân thôn Đại Đồng đã tự phá bỏ 200m tường rào trị giá 200 triệu đồng để hiến đất xây dựng đường GTNT. Ngoài ra, xã còn đầu tư cho giáo dục 1.077 triệu đồng.

Được biết, tổng nguồn vốn đầu tư XDNTM năm 2013 của xã đạt gần 59 tỷ đồng, trong đó vốn Trung ương trên 966 triệu đồng, tỉnh hỗ trợ gần 345 triệu đồng, ngân sách xã gần 3,6 tỷ đồng, nhân dân đóng góp gần 54 tỷ đồng (xây dưng cơ sở hạ tầng 4,1 tỷ đồng, đầu tư phát triển các mô hình sản xuất 6,5 tỷ đồng, xây dựng nhà ở và chỉnh trang vườn 43,3 tỷ đồng).

Dự kiến, năm 2014, xã tập trung hoàn thiện 5 tiêu chí: Hình thức tổ chức sản xuất, hệ thống chính trị, y tế, giao thông và môi trường. Đồng thời tập trung hoàn thành thêm một số tiêu chí của 5 tiêu chí còn lại. 

Tập trung huy động các nguồn lực, quy hoạch chi tiết khu chăn nuôi tập trung. Vận động nhân dân triển khai 2 mô hình nuôi tôm trên cát; 10 mô hình trang trại, gia trại chăn nuôi tổng hợp; 4 mô hình trồng lúa tập trung; 15 mô hình thương mại dịch vụ. Thành lập 2 HTX (HTX Dịch vụ nông nghiệp Đại Sơn và HTX Đánh bắt thủy sản Đại Đồng). Huy động nguồn lực đóng góp của nhân dân để xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật giao thông, thủy lợi, trường học, môi trường.... 

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Thanh, Phó chủ tịch UBND xã Cương Gián, cho biết: “Do có đặc thù riêng, lực lượng lao động tham gia XKLĐ dồi dào; là địa phương đa ngành nghề, đời sống kinh tế cao và là một trong 4 xã điểm XDNTM của huyện, thời gian qua, chính quyền địa phương cũng như bà con Cương Gián đã nỗ lực hết mình trong việc triển khai XDNTM. Tuy nhiên, bên cạnh thành tựu đạt được, vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục như: Nhận thức của nhân dân về phát triển kinh tế chuyển biến chậm, chưa xứng với tiềm năng, chủ yếu dựa vào XKLĐ, do đó công tác xóa đói giảm nghèo thiếu tính bền vững. Công tác huy động nguồn đóng góp của nhân dân phục vụ cho công tác XDNTM còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc thực hiện một số tiêu chí XDNTM chưa hoàn thành đúng lộ trình. Ý thức của một bộ phận nhân dân chưa cao, còn trông chờ ỷ lại cho nhà nước”.

Hy vọng thời gian tới, với quyết tâm cao và cách nhìn mới, Cương Gián sớm về đích trong XDNTM.

Dương Thu Hiên

Nguồn kinhtenongthon.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập917
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại762,532
  • Tổng lượt truy cập93,140,196
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây