Học tập đạo đức HCM

Chương trình OCOP cần được ưu tiên trong chính sách phát triển kinh tế nông thôn

Thứ tư - 21/04/2021 09:26
Sáng 23/3, Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) giai đoạn 2018 - 2020. Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chủ trì hội nghị. Lãnh đạo thành phố Hà Nội dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng và các đại biểu thăm quan các gian hàng OCOP được trưng bày bên lề Hội nghị


Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018, sau gần 3 năm triển khai, đến nay, đã có 59 tỉnh tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm. Qua đó: Có 4.469/6.210 (72%) sản phẩm tham gia Chương trình được công nhận đạt 3 sao trở lên (vượt 1,86 lần so với mục tiêu giai đoạn 2018-2020). Trong đó, 62,2% sản phẩm đạt 3 sao, 36,2% sản phẩm đạt 4 sao và 1,7% sản phẩm tiềm năng 5 sao. Hội đồng OCOP quốc gia đang tổ chức đánh giá, phân hạng cho 43 sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao được các địa phương đăng ký; Có 2.439/2.961 (82,4%) chủ thể tham gia có sản phẩm được công nhận OCOP, trong đó: 38,3% là HTX, 27,5% là doanh nghiệp, 31,5% là cơ sở sản xuất, còn lại là tổ hợp tác.
 
Các địa phương đã tổ chức 66 hội chợ về sản phẩm OCOP (cấp tỉnh, huyện) với trên 10.000 gian hàng; 142 trung tâm/điểm bán sản phẩm OCOP của 23 tỉnh được xây dựng và đưa vào hoạt động; 1.016 hợp đồng/bản ghi nhớ hợp tác giữa các chủ thể OCOP và đơn vị thương mại được ký kết, trong đó, 354 chủ thể có sản phẩm được phân phối ổn định trong các hệ thống siêu thị, nhất là Central Retail, Saigon Coop, Mega Market... và một số siêu thị địa phương.
 

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng phát biểu tại Hội nghị
 
Nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo đã được các địa phương triển khai hiệu quả như: Hội chợ OCOP thường niên của tỉnh Quảng Ninh; Chuỗi sự kiện kết nối sản phẩm các vùng miền của thành phố Hà Nội; Nhịp cầu xúc tiến thương mại và đầu tư gắn với OCOP của tỉnh Đồng Tháp;... góp phần tạo sức lan tỏa, nâng cao hình ảnh sản phẩm và thương hiệu OCOP Việt Nam trên thị trường.
 
Chương trình đã khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương về sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, vùng nguyên liệu và văn hóa truyền thống để gia tăng giá trị sản phẩm OCOP, như: các làng nghề truyền thống ở Đồng bằng sông Hồng; trái cây và dược liệu ở Miền núi phía Bắc, cà phê và hồ tiêu ở Tây Nguyên, lúa gạo và thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long... Đã có hơn 145 sản phẩm OCOP khai thác hiệu quả vùng nguyên liệu địa phương, gắn với chỉ dẫn địa lý, như: chè Shan Tuyết Hoàng Su Phì của tỉnh Hà Giang; chè Tân Cương của tỉnh Thái Nguyên; cà phê của tỉnh Sơn La, lúa gạo ở tỉnh Sóc Trăng và tỉnh An Giang…
 
Chương trình OCOP đã góp phần tạo việc làm cho lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, đặc biệt là phát huy vai trò của phụ nữ và đồng bào dân tộc thiểu số. Điển hình như, các chủ thể OCOP của tỉnh Quảng Ninh đã tạo việc làm cho trên 3.800 lao động trực tiếp; các chủ thể OCOP của tỉnh Hà Tĩnh tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 2.196 lao động... Tỷ lệ chủ thể OCOP là nữ chiếm 39%, cao hơn tỷ lệ nữ giữ vai trò điều hành các doanh nghiệp của Việt Nam (25%), đặc biệt là ở khu vực miền núi như: Bắc Trung Bộ với 50,6%, Tây Nguyên là 45,2% và Miền núi phía Bắc là 43,4%.
 

Tại Hội nghị, Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng NTM TP Hà Nội vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
 
Trong giai đoạn 2021 - 2025, Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn đặt ra mục tiêu phát triển sản phẩm OCOP góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ nông thôn nhằm phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập của người dân, bảo tồn các giá trị văn hóa, bảo vệ cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững ở các địa phương. Phấn đấu đến năm 2025, có ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận đạt chuẩn từ 3 sao trở lên, trong đó, có ít nhất 3% sản phẩm OCOP đạt 5 sao; có ít nhất 40% chủ thể OCOP là hợp tác xã và 30% chủ thể là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; có ít nhất 30% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị khép kín, gắn với vùng nguyên liệu ổn định; có ít nhất 50% số làng nghề nông thôn có sản phẩm OCOP, góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống của các địa phương; tỷ lệ lao động được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ làm việc tại các chủ thể OCOP đạt tối thiểu 20%. 
 

Các đồng chí lãnh đạo trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho các cá nhân 
 
Tham luận tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết: Với sự chỉ đạo quyết liệt của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố, các sở, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã và đơn vị tư vấn, sự vào cuộc đồng bộ của Nhân dân, đến nay Hà Nội đã đánh giá, phân hạng và quyết định công nhận được 1.054 sản phẩm, vượt kế hoạch Thành phố giao, trong đó, có 17 sản phẩm tiềm năng 5 sao (chiếm 1,6%), 731 sản phẩm 4 sao (chiếm 69,4%), 306 sản phẩm 3 sao (chiếm 29%), của 72 Doanh nghiệp, 82 HTX và 101 Hộ sản xuất kinh doanh, giải quyết được trên 5.000 lao động khu vực nông thôn. Trong tổng số 1.054 sản phẩm OCOP được công nhận có 686 sản phẩm thực phẩm (chiếm 65,1%), 35 sản phẩm đồ uống (chiếm 3,2%), 7 sản phẩm thảo dược (chiếm 0,7%), 27 sản phẩm vải, may mặc (chiếm 2,6%), 299 sản phẩm lưu niệm, nội thất và trang trí (chiếm 28,4%).
 

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền phát biểu tham luận tại Hội nghị
 
Để Chương trình OCOP trên địa bàn thành phố Hà Nội thực hiện hiệu quả hơn nữa, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị Chính phủ ban hành chính sách đồng bộ thực hiện Chương trình OCOP theo hướng hỗ trợ, đầu tư, nâng cấp chất lượng sản phẩm OCOP; quy định Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP lần 1, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Thành phố đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP lần 2. Đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, bổ sung có hướng dẫn chi tiết mức chi tại Điều 20b của Thông tư số 08/2019/TT-BTC ngày 30/01/2019 của Bộ Tài chính để đảm bảo triển khai thực hiện Chương trình OCOP. Đề nghị Bộ NN&PTNT tiếp tục phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức các sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa vùng miền tại các tuyến phố đi bộ của Hà Nội; Xây dựng các điểm giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn; triển khai thực hiện Đề án xây dựng “Trung tâm thiết kế sáng tạo và giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với dịch vụ du lịch sinh thái của Quốc gia tại Thủ đô Hà Nội”. 
 

Các sản phẩm OCOP tiêu biểu của cả nước được giới thiệu, trưng bày bên lề Hội nghị
 
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cho biết, đến hết năm 2018, có chưa đến 30% số tỉnh/thành phố trưc thuộc Trung ương triển khai Chương trình thì đến nay, đã có 63/63 tỉnh/thành phố triển khai Chương trình, 59/63 tỉnh thành tổ chức đánh giá xếp hạng sản phẩm. Cho thấy nhận thức, ý thức chỉ đạo triển khai Chương trình ngày càng tích cực hơn. Ngoài các địa phương triển khai Chương trình theo chiều sâu như Quảng Ninh, TP Hà Nội thì các địa phương triển khai nhanh chóng, hiệu quả đều nằm ở khu vực 3 Tây gồm: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Việc này, cho thấy sự phù hợp của việc phát triển Chương trình OCOP, góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới ở các khu vực còn khó khăn. Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng ghi nhận và biểu dương các Bộ, ngành, các địa phương triển khai tích cực và có hiệu quả Chương trình OCOP.
 
Phó Thủ tướng yêu cầu việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ lớn để phát triển đất nước. Trong đó, việc tiếp tục đẩy mạnh chương trình OCOP có vai trò quan trọng, "hạt nhân" tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, khối lượng lớn thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn mạnh mẽ hơn, người dân nông thôn được cải thiện đời sống, văn hóa. Đây là vấn đề hết sức quan trọng để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên tinh thần đó, trong thời gian tới, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ NN&PTNT chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành khẩn trương hoàn thiện hồ sơ của Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt Chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, muộn nhất vào tháng 6/2021. "Trong đó, phải tiếp tục xác định Chương trình OCOP là một Chương trình phát triển kinh tế nông thôn trọng tâm, cần được ưu tiên trong chính sách phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững. Phải xác định đây là Chương trình mang tính dài hạn" - Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh.
 
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các đơn vị tập trung đầu tư phát triển 6 nhóm sản phẩm đã được xác định, trong đó lưu ý những sản phẩm có lợi thế, đặc trưng của địa phương, gắn với yếu tố văn hóa, con người ở mỗi khu vực, vùng miền, dân tộc để phục vụ phát triển kinh tế du lịch. Từng bước định hướng, nâng cao chất lượng, tăng cường đổi mới, sáng tạo, đặc biệt là đối với sản phẩm OCOP đạt cấp độ quốc gia nhằm mở rộng và thúc đẩy thị trường. Trong quá trình triển khai, tuyệt đối không được làm theo phong trào, thậm chí xảy ra tình trạng “xuê xoa” trong quá trình thẩm định, đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu của các sản phẩm OCOP khác…

Theo Quang Phú/hanoi.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập400
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại855,255
  • Tổng lượt truy cập92,028,984
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây