Học tập đạo đức HCM

Nông dân Tam Đảo thu nhập cao từ trồng cây dược liệu

Thứ tư - 14/04/2021 10:16
Thay vì để đất trống, đồi trọc hoặc trồng những loại cây cho hiệu quả kinh tế thấp, những năm qua, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Tam Đảo đã khai thác tốt thế mạnh về khí hậu, thổ nhưỡng để mở rộng diện tích trồng cây dược liệu. Trong đó, cây ba kích, trà hoa vàng đã và đang là nguồn thu nhập chính, giúp nhiều hộ dân vươn lên làm giàu, nâng cao chất lượng tiêu chí thu nhập, trong xây dựng nông thôn mới.

Là một trong những hộ đầu tiên ở Tam Đảo trồng ba kích với quy mô lớn, anh Nguyễn Văn Sô, thôn Đồng Giếng, xã Đạo Trù cho biết, trước đây, hơn 1 ha đất đồi của gia đình chỉ trồng sắn nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Năm 2011, sau khi được một người bạn ở Quang Ninh chia sẻ về lợi ích từ trồng ba kích và thấy ngày càng có nhiều thương lái về Tam Đảo tìm mua ba kích rừng với giá cao, anh đã cải tạo khu đất đồi để ươm giống, trồng thử ba kích. Sau mấy tháng trồng, thấy cây phát triển tốt, anh tiếp tục nhân giống, mở rộng diện tích trồng lên hơn 1 ha.

Theo anh Sô, kỹ thuật trồng, chăm sóc ba kích không khó, Nếu chăm sóc tốt, sau 4 đến 5 năm trồng, trọng lượng củ sẽ đạt từ 1.000 - 1.400 kg/sào. Hiện phần lớn ba kích được xuất bán đi Hà Nội, Đà Nẵng và các tỉnh: Thái Nguyên, Nam Định, Quảng Nam với giá bán bình quân từ 120.000 đồng – 150.000 đồng/kg.

Còn ông Hoàng Văn Long, khu Đông Hội, thị trấn Đại Đình - một trong những người thực hiện thành công việc di thực trà hoa vàng từ trên núi Tam Đảo về trồng ở vườn nhà cho biết, gia đình ông có trên 5.000mđất đồi. Trước đây, toàn bộ diện tích đất này chỉ trồng cây ăn quả, hải đường đỏ. Năm 2014, sau khi được tham gia các lớp tập huấn, học tập kinh nghiệm trồng trà hoa vàng ở nhiều nơi, gia đình ông đã chuyển đổi toàn bộ diện tích đất vườn sang trồng khoảng 2000-3000 cây trà hoa vàng các loại ở độ tuổi khác nhau. Nhờ thực hiện tốt các kỹ thuật chăm sóc, đến nay, gia đình ông Long đã nhân giống và xây dựng được thương hiệu “Trà hoa vàng Hoàng Long” với nhiều loại trà được thị trường tin dùng như: Kim hoa trà, trà hoa vàng Tam Đảo, trà hoa vàng lá dày, hải đường vàng…

Theo ông Long, năm 2020, vườn trà hoa vàng của gia đình ông cho thu hoạch với 80kg hoa tươi. Dự kiến năm 2021 cho thu hoạch khoảng 100kg hoa tươi, cho thu lãi từ bán hoa trà khoảng 150 - 200 triệu đồng, bán lá trà  50 - 100 triệu đồng và bán cây con giống từ 200 - 300 triệu đồng.

Cũng mạnh dạn chuyển gần 2 ha đất trồng sắn, bạch đàn sang trồng trà hoa vàng từ năm 2010, ông Nguyễn Văn Sâm, thôn Đồng Bùa, xã Tam Quan cho biết, trà hoa vàng trồng khoảng 3 năm sẽ cho thu hoạch. Trung bình mỗi vụ, 1 gốc trà cho khoảng 1 kg hoa, nụ tươi. Cây trồng càng lâu năm thì hoa càng nhiều. Với 2 ha trà hoa vàng, từ tháng 10/2020 đến nay, gia đình ông hái được hơn 2 tạ hoa tươi, bán với giá bình quân từ 2 - 3 triệu đồng/kg. Tính từ năm 2015 đến nay, vườn trà hoa vàng đem lại thu nhập cho gia đình ông từ 300 - 500 triệu đồng/năm, cao hơn gấp hàng chục lần so với trồng sắn, trồng khoai.

Theo thống kê của UBND huyện Tam Đảo, toàn huyện có trên 70 ha trồng cây dược liệu, trong đó có 15 ha ba kích, tập trung ở xã Đạo Trù, gần 20 ha trà hoa vàng ở xã Tam Quan, thị trấn Đại Đình và hàng chục ha các loại cây dược liệu khác như: Cà gai leo, đinh lăng, giảo cổ lam, tam thất, náng hoa trắng…

Để giúp các hộ dân vươn lên làm giàu, đạt và vượt tiêu chí về thu nhập trong xây dựng nông thôn mới và bảo tồn, phát triển các loại dược liệu quý này, những năm qua, huyện Tam Đảo đã tăng cường các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân; xây dựng Đề án khôi phục, bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2023, với mục tiêu đưa vào bảo tồn hơn 250 loài cây dược liệu, lưu giữ nguồn den đặc hữu, bản địa có giá trị và nguy cơ tuyệt chủng cao. Cùng với đó, đẩy mạnh việc quy hoạch, phát triển, mở rộng diện tích trồng cây dược liệu; thành lập các cơ sở liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng các sản phẩm dược liệu đặc trưng phục vụ khách du lịch và nhu cầu thị trường.

Đức Thiện

Nguồn tin: vinhphuc.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập456
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm455
  • Hôm nay44,536
  • Tháng hiện tại821,667
  • Tổng lượt truy cập88,176,737
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây