Học tập đạo đức HCM

Người khởi xướng mô hình chăn nuôi xanh

Thứ tư - 14/04/2021 10:13
Không chỉ sản xuất, chế biến xúc xích thảo quế và thịt lợn thảo quế được UBND tỉnh phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao, Mạc Tuấn Hải, Giám đốc HTX chăn nuôi Bình Minh còn là người khởi xướng, xây dựng thành công mô hình trang trại chăn nuôi xanh, thân thiện với môi trường.

Đường vào và xung quanh các dãy chuồng nuôi được trồng nhiều cây xanh và hoa 

Chúng tôi đến HTX chăn nuôi Bình Minh, xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch đúng thời điểm HTX đang tiếp tục đầu tư xây dựng chuồng trại, trồng hoa, cây cảnh, mở rộng quy mô chăn nuôi xanh. Dẫn chúng tôi đi thăm các dãy chuồng nuôi có hàng trăm gốc hoa hồng cổ, hoa ban, hoa cúc...đang khoe sắc, anh Mạc Tuấn Hải cho biết, năm 2007, khi khảo sát, quyết định thuê 5.000m2 đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi, anh đã có quyết tâm sẽ biến khu vực này thành sơn trại sạch theo chuẩn Vietgap. Thế nhưng việc biến ý tưởng thành hiện thực là điều không hề dễ bởi thiếu vốn và việc đầu tư vào chăn nuôi luôn tiềm ẩn những rủi ro. Ngay lứa lợn đầu tiên, do nóng vội làm theo phong trào và chưa có kinh nghiệm, đàn lợn rừng gần 20 con ốm chết mất quá nửa, con trưởng thành được khi sinh sản thì lại mắc bệnh, chết cả mẹ và con.

Không nản chí, vừa làm, vừa học hỏi kinh nghiệm, sau gần 2 năm, trang trại của anh đã có 80 con lợn rừng. Khi chăn nuôi bắt đầu có lãi thì thị trường thịt lợn rừng bão hòa, các hệ thống đại lý phân phối tiêu thụ rất ít, Hải chuyển đổi sang nuôi gà Dabaco Bắc Ninh và làm đại lý giống. Trong quá trình làm đại lý giống, nhận thấy thị trường Hà Nội nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn rất lớn nên anh quyết định đầu tư 700 triệu đồng nuôi 7.000 gà Dabaco theo hướng thả vườn. Tuy nhiên, sản phẩm xuất ra không phù hợp với thị trường, gà của anh có cân nặng bình quân từ 1,6- 1,8kg, trong khi đó, thị trường ở Hà Nội lại chuộng gà mía Ba Vì với cân nặng chỉ từ 1- 1,2kg. Không còn tiền mua thức ăn cho gà, anh đành bán buôn toàn đàn gà cho các thương lái và chịu lỗ gần 1 tỷ đồng.

Thịt lợn thảo quế được mổ, cung cấp cho các cửa hàng thực phẩm sạch,
thực phẩm an toàn 3 ngày/tuần

Khó khăn chồng chất khó khăn, tưởng thất bại lần này sẽ làm anh chùn bước song không chấp nhận bỏ cuộc, Hải cho rằng, khó khăn nhất của người chăn nuôi là đầu ra của sản phẩm, nếu như bán qua thương lái thì sẽ chẳng lời lãi được bao nhiêu, thậm chí nhiều khi bị ép giá còn lỗ. Cùng thời điểm đó, thị trường Hà Nội lượng tiêu thụ thịt gà không ổn định, thay đổi theo mùa. Các cửa hàng có lúc có nhu cầu tiêu thụ quá cao, trang trại của Hải chưa đáp ứng được, có lúc nhu cầu giảm sút dẫn đến trang trại thừa gà. Năm 2013, Hải quyết định liên kết với người dân sản xuất gà sạch, lợn sạch với mô hình trang trại vệ tinh xung quanh trang trại trung tâm sản xuất sạch với tên gọi Sơn Trại Sạch.

Để tạo sự khác biệt với các trang trại khác trong vùng, anh lựa chọn giống gà ta vùng Dầu Sơn, tỉnh Khánh Hòa và chăn nuôi theo công nghệ EM của Nhật Bản lên men để phối trộn thức ăn chăn nuôi hằng ngày từ nguồn tự nhiên như: ngô, thóc, cám gạo, đỗ tương và phòng chữa bệnh cho đàn vật nuôi bằng thuốc sinh học chế từ tỏi, ớt. Đồng thời, lập ra các trang trại vệ tinh, cung cấp giống và hướng dẫn kỹ thuật cho bà con nông dân. Đối với chăn nuôi lợn, ngoài duy trì nuôi gối 500 lợn thịt, Hải còn liên kết với một trang trại chăn nuôi theo chuẩn Vietgap quy mô 1.000 con ở Hà Tây để cung cấp ra thị trường.

Hệ thống chuồng trại thoáng mát, nhiều ánh nắng

Theo Hải, để có được thịt lợn thảo quế thì khi lợn được 4 tháng tuổi, anh dừng cho ăn cám công nghiệp và chuyển sang cho ăn cám gạo tươi, đỗ tương, ngô ủ men theo công nghệ của Nhật và một số loại thảo dược liên tục trong 2 tháng. Đồng thời, thường xuyên cho lợn phơi nắng và tắm mát hằng ngày bằng nước chè, xả, quế…Cùng với bán thịt lợn sạch, thịt lợn thảo quế, từ năm 2016 đến nay, anh cũng nghiên cứu, tạo ra công thức sản xuất xúc xích tươi mùi vị thảo quế thơm ngon, khác biệt với các loại xúc xích trên thị trường. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tiếp thị, đưa 2 thịt lợn thảo quế và xúc xích thảo quế bày bán tại các cửa hàng thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Quãng Ngãi…Năm 2020, Mạc Tuấn Hải đã thành lập HTX chăn nuôi Bình Minh để mở rộng quy mô chăn nuôi, hướng đến liên kết bao tiêu sản phẩm chăn nuôi an toàn cho các hộ dân. Hiện trung bình mỗi tháng, HTX cung cấp cho chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch, cửa hàng thức ăn nhanh khoảng 1 tấn xúc xích, bán với giá buôn 195.000 đồng/kg; trên 10 tấn thịt lợn thảo quế; trên 800 con lợn sạch…với tổng doanh thu bình quân từ 1,2 đến 1,5 tỷ đồng/tháng.

Trước nhu cầu sử dụng thịt an toàn, thịt lợn thảo quế, xúc xích thảo quế ngày càng tăng, từ năm 2019 đến nay, anh Hải tiếp tục đầu tư gần 6 tỷ đồng để cải tạo, xây mới hệ thống chuồng trại, cơ sở chế biến, chuyển hẳn từ chăn nuôi gà sang nuôi lợn quy mô từ 500 con lên gần 800 con, với diện tích quy định 100m2/20 con lợn; xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nước thải chăn nuôi vi sinh, khử mùi, trồng hàng trăm gốc hoa hồng cổ, gần 100 cây hoa Ban và nhiều loại hoa khác xung quanh các dãy chuồng nuôi, tạo cảnh quan xanh – sạch – đẹp.

Chia sẻ về niềm vui khi 2 sản phẩm xúc xích thảo quế và thịt lợn thảo quế được UBND tỉnh phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao trong tháng 2/2021, anh Mạc Tuấn Hải cho rằng, đây sẽ là động lực để HTX chăn nuôi Bình Minh mở rộng quy mô chăn nuôi, thị trường tiêu thụ, hướng đến mục tiêu xuất khẩu. Đặc biệt, từ thành công này, HTX sẽ tiếp tục nghiên cứu, đổi mới quy trình chăn nuôi để có thêm nhiều loại thịt lợn và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn bảo đảm chất dinh dưỡng, mang hương vị mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu, khẩu vị của người dân. Bên cạnh đó, tiếp tục cải tạo, xây dựng trang trại chăn nuôi xanh, thân thiện môi trường, làm nơi để nhiều tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đến tham quan, trải nghiệm, hướng đến nhân rộng mô hình chăn nuôi xanh.

Thanh Nga

 

Nguồn tin: vinhphuc.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập329
  • Hôm nay44,536
  • Tháng hiện tại819,711
  • Tổng lượt truy cập88,174,781
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây