Học tập đạo đức HCM

Tạo môi trường cho việc kết nối, giao thương các sản phẩm OCOP

Thứ tư - 21/04/2021 09:25
Chiều 19/4, tại huyện Thạch Thất, Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức Hội thảo Kết nối giao thương các sản phẩm làng nghề, thủ công mỹ nghệ và sản phẩm OCOP Thành phố Hà Nội.
 

image gallery?img id=2003102844810

Các đồng chí lãnh đạo chứng kiến lễ trao biên bản ghi nhớ hợp tác tiêu thụ sản phẩm OCOP giữa các chủ thể và đơn vị phân phối


Theo báo cáo của Sở NN&PTNT Hà Nội, hiện nay, Thành phố có 313 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc 23 quận, huyện và thị xã, trong đó, có 12 làng được công nhân danh hiệu làng nghề, 301 làng được công nhận danh hiệu Làng nghề truyền thống. Các sản phẩm của làng nghề đa dạng nhiều chủng loại, đa số mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, một số có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, bao gồm: Sản phẩm may mặc; sản phẩm gốm sứ; sản phẩm dệt và thêu, ren truyền thống; đồ gỗ phục vụ tiêu dùng và xây dựng; sản phẩm cơ khí.
 
Để hỗ trợ các làng nghề phát triển, đẩy mạnh giao thương, Sở NN&PTNT đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tầm quan trọng, ý nghĩa của Chương trình OCOP; cơ chế, chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế nông thôn và Chương trình OCOP; quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm và các mô hình, cách làm hay của các tổ chức, cá nhân thực hiện thành công Chương trình OCOP trên các phương tiện thông tin đại chúng, đã phát hành 6.000 cuốn ấn phẩm tuyên truyền về các sản phẩm OCOP để cán bộ, doanh nghiệp, tập đoàn, siêu thị, các tập thể, cá nhân quan tâm tìm hiểu xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm OCOP của Hà Nội. Tổ chức đánh giá, phân hạng và được UBND Thành phố công nhận 1.054 sản phẩm. Thực hiện tổ chức 04 sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa vùng miền (miền núi phía Bắc; đồng bằng sông Hồng; miền Trung và Tây Nguyên; đồng bằng Nam bộ) được tổ chức tại không gian biểu diễn văn hóa nghệ thuật ẩm thực đường phố quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Thông qua các sự kiện kết nối, nhiều sản phẩm làng nghề, đặc sản vùng miền được ký kết tiêu thụ với các tập đoàn, doanh nghiệp, siêu thị lớn…
 
DSC 1888

Nhiều sản phẩm OCOP được trưng bày tại Hội chợ
 
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho biết: Để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP, thời gian tới, Sở sẽ phối hợp với các sở, ngành của thành phố tiếp tục tổ chức tập huấn, phổ biến chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn cho chủ cơ sở sản xuất. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP; hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp, cơ sở ngành nghề nông thôn tham gia triển lãm, hội chợ trong và ngoài nước để giới thiệu, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Sở NN&PTNT Hà Nội đề nghị UBND TP tiếp tục nghiên cứu, có cơ chế, chính sách hỗ trợ vốn tín dụng; quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại với các đối tác trong và ngoài nước để sản phẩm của các làng nghề nói riêng, OCOP nói chung có cơ hội xuất khẩu sang nước ngoài.
 
Cũng tại Hội thảo, Quyền Giám đốc Sở Công thương Trần Thị Phương Lan cho biết, chương trình OCOP của Hà Nội hiện đang dẫn đầu cả nước. Đây là điều đáng tự hào của Thủ đô song cũng đặt ra yêu cầu các sản phẩm phải đi đôi với chất lượng, phát triển tương xứng với tiềm năng. Để phát triển sản phẩm OCOP một cách bền vững thì từ các chủ thể cần duy trì chất lượng sản phẩm đồng đều, nghiên cứu thị trường, gắn với nhu cầu thị hiếu để tránh sản xuất đồng loạt, tràn lan. Trước hết, phải đứng vững ở thị trường trong nước sau đó hướng đến việc xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
 
Tại Hội thảo, các nhà quản lý, các chủ thể OCOP đã thảo luận về các vấn đề cần thực hiện để chuyển đổi số, thúc đẩy công nghệ 4.0 trong kết nối tiêu thụ sản phẩm và sản phẩm OCOP; tăng cường việc kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm vào hệ thống siêu thị, đơn vị kinh doanh nông sản an toàn, đơn vị kinh doanh các sản phẩm làng nghề, thủ công mỹ nghệ, điểm giới thiệu sản phẩm OCOP, các sàn giao dịch điện tử, bán hàng online… 
 
Trong khuôn khổ Hội thảo, đã diễn ra Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác tiêu thụ sản phẩm OCOP giữa các chủ thể và đơn vị phân phối.

Theo Quang Phú/hanoi.gov.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập369
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại852,544
  • Tổng lượt truy cập92,026,273
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây