Học tập đạo đức HCM

LÂM BÌNH HƯỚNG ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ

Thứ năm - 27/05/2021 03:52
- Với điều kiện thuận lợi về khí hậu, thổ nhưỡng, huyện Lâm Bình đang hướng đến sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho người dân và góp phần bảo vệ môi trường.

Ðại hội đại biểu Đảng bộ huyện Lâm Bình lần thứ II, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra khâu đột phá phát triển cây trồng, vật nuôi có lợi thế theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng. Để cụ thể hóa mục tiêu này, huyện Lâm Bình đang hướng đến sản xuất nông nghiệp hữu cơ, trong đó huyện đã hợp tác với Cục hợp tác kinh tế và phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các mô hình sản xuất hữu cơ đối với các giống lúa đặc sản, lạc hữu cơ, chè shan Khau Mút, chăn nuôi dê, lạc, rau đặc sản, vườn rừng dược liệu… Huyện phấn đấu đến năm 2022 có từ 50 - 70 ha cây nông nghiệp được sản xuất theo quy trình hữu cơ.


Ông Ma Duy Mân, thôn Nà Mị, xã Thổ Bình chăm sóc đàn dê của gia đình.

Xã Thổ Bình có lợi thế phát triển nuôi dê đặc sản, hiện nay xã có khoảng 60 hộ phát triển chăn nuôi dê với tổng đàn hơn 800 con. Sản phẩm thịt dê xã Thổ Bình đã đạt OCOP 3 sao. Để nâng cao giá trị kinh tế từ chăn nuôi dê, vừa qua xã Thổ Bình đã phối hợp với Viện chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho 10 hộ dân tham quan, học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi dê hữu cơ theo hướng bán chăn thả tại Trung tâm nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây (Hà Nội), trong đó trung tâm hỗ trợ xã 2 con dê đực giống để cải thiện vóc dáng đàn dê địa phương. Ông Ma Duy Mân, thôn Nà Mị, xã Thổ Bình cho biết, được chuyên gia Viện chăn nuôi tư vấn, gia đình anh đã xây dựng chuồng trại đúng tiêu chuẩn để chăn nuôi 30 con dê theo hướng hữu cơ. Để có thức ăn nuôi theo hình thức bán chăn thả, gia đình anh trồng 2.000 m2 cỏ voi làm thức ăn cho dê. Vừa qua gia đình anh bán 12 con dê thương phẩm, thu lãi 40 triệu đồng.

Ngoài lợi thế về chăn nuôi dê, xã Thổ Bình có 257,2 ha chè Shan Khau Mút tập trung ở các thôn Bản Phú và thôn Bản Pước, với trên 210 hộ gia đình tham gia trồng chè. Những cây chè Shan cổ thụ hàng trăm năm tuổi trên đỉnh núi Khau Mút hầu như không chăm bón bất cứ loại phân vô cơ hay thuốc bảo vệ thực vật nào. Với tư duy canh tác chè hữu cơ của người dân đã tạo ra một sản phẩm chè Shan Khau Mút hương vị đậm đà riêng biệt được thị trường ưa chuộng. Sản phẩm chè shan Khau Mút trở thành hàng hóa mang lại thu nhập cho người dân. Chè Shan Khau Mút đã được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Tuyên Quang công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao, đảm bảo các tiêu chuẩn khắt khe nhất về quy trình sản xuất, an toàn thực phẩm có đăng ký tem, nhãn, mã vạch truy xuất nguồn gốc… Sản phẩm chè Shan Khau Mút được HTX Đồng Tiến, xã Thổ Bình liên kết tiêu thụ ở gần 10 cơ sở kinh doanh, giới thiệu sản phẩm trong và ngoài tỉnh. Mỗi năm HTX thu mua, sản xuất khoảng 20 tấn chè nguyên liệu, cung cấp ra thị trường khoảng 4 tấn chè thành phẩm, doanh thu đạt trên 1 tỷ đồng.

Thời gian qua, một số hộ dân trên địa bàn huyện trồng rau bò khai mang lại hiệu quả kinh tế ổn định. Hiện nay, toàn huyện đã có trên 20 ha cây rau bò khai cho thu hoạch. Theo ông Hoàng Ngọc Chỉ, thôn Nặm Đíp, xã Lăng Can cây rau bò khai dễ trồng, ít sâu bệnh, là rau rừng nên phát triển tự nhiên, chỉ chăm bón bằng các loại phân chuồng hoai mục. Trung bình mỗi tháng được thu hoạch 2 lần, sản phẩm sau thu hoạch được các nhà hàng, cơ sở kinh doanh homestay trên địa bàn bao tiêu.

Với những kết quả khả quan bước đầu và nhu cầu của thị trường, huyện Lâm Bình ưu tiên quy hoạch các xã có điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi phát triển các loại cây trồng, vật nuôi sản xuất hữu cơ tập trung, quy mô, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị cao cho người dân. Huyện phấn đấu mỗi năm mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hữu cơ thêm 50 ha.

Bài, ảnh:Cao Huy

Nguồn tin: nongthonmoituyenquang.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập173
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm158
  • Hôm nay20,783
  • Tháng hiện tại288,347
  • Tổng lượt truy cập90,351,740
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây