Học tập đạo đức HCM

Hà Giang: Phát triển các sản phẩm OCOP gắn với du lịch

Thứ bảy - 22/05/2021 06:31
Đây là hướng đi mới mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực, góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con nơi đây.
Hà Giang: Phát triển các sản phẩm OCOP gắn với du lịch
Sản phẩm mật ong bạc hà Mèo Vạc



Các sản phẩm OCOP của Hà Giang đã được du khách trong và ngoài nước đón nhận và ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường. Nhờ đó, trong các mùa lễ hội đã tạo điều kiện cho các địa phương trong tỉnh quảng bá và tiêu thụ được phần lớn các sản phẩm OCOP mang tính đặc thù của tỉnh.

 
Chính điều đó đã giúp các địa phương trong tỉnh mở rộng qui mô sản xuất, đầu tư khoa học kỹ thuật nhằm không ngừng nâng cao chất lượng của các sản phẩm OCOP.

 
Sau hơn 2 năm triển khai Chương trình OCOP, tỉnh Hà Giang đã đánh giá, phân hạng được 130 sản phẩm, trong đó có 108 sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt từ 3 đến 4 sao, 2 sản phẩm OCOP cấp Quốc gia đạt tiêu chuẩn 5 sao (2 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao gồm: Trà xanh hộp bà cụ 100 gam và hồng trà hộp bà cụ 100 gam của HTX chế biến chè Phìn Hồ, huyện Hoàng Su Phì.

 
Đến nay, nhiều sản phẩm OCOP của Hà Giang đã trở thành đặc sản đối với du khách và người tiêu dùng như: Mật ong bạc hà trên vùng cao nguyên đá Đồng Văn; gạo tẻ Già Dui; mận hậu Xín Mần; ngô nếp núi đá Yên Minh; gà xương đen và rượu ngô men lá Thanh Vân, huyện Quản Bạ; thịt bò khô trên cao nguyên đá Đồng Văn; dê núi đá vùng cao, hồng không hạt huyện Quản Bạ; rượu đặc sản được làm từ hạt của cây hoa tam giác mạch, chè Shan Tuyết tại các huyện vùng cao.
 
 
Ông Vàng Sửa Chúa- một hộ nuôi ong mật bạc hà tại xã Lũng Pù, huyện Mèo Vạc cho biết: Nhờ có chủ trương đẩy mạnh phát triển du lịch của tỉnh nên các sản phẩm mật ong bạc hà của bà con nông dân được khách du lịch trong nước và khách nước ngoài tiêu thụ mạnh. Nhờ đó đã giúp người nuôi ong nâng cao được thu nhập và mở rộng qui mô nuôi.

 
Việc đẩy mạnh phát triển du lịch đã góp phần thúc đẩy phát triển các sản phẩm OCOP đặc thù của Hà Giang cả về số lượng và chất lượng, được thị trường và du khách đón nhận, bước đầu tạo được uy tín đối với người tiêu dùng trong và ngoài nước.


Đây cũng chính là nền tảng quan trọng giúp người dân nâng cao thu nhập, góp phần xây dựng nông thôn mới.
 

Tuy nhiên, các sản phẩm OCOP của Hà Giang cũng chỉ mới phát triển ở qui mô nhỏ, số lượng còn hạn chế, chưa có sự kết nối giữa các tour du lịch với các vùng sản xuất các sản phẩm OCOP tập trung....
 

Vì vậy, để nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP đặc thù, tỉnh đã xây dựng các chính sách nhằm phát triển và nâng cao chất lượng của các sản phẩm OCOP như đầu tư khoa học kỹ thuật, khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp, các HTX mở rộng qui mô sản xuất…
 

Bên cạnh đó, tỉnh cũng xây dựng kế hoạch phát triển các sản phẩm OCOP mang tính đặc thù của địa phương đi đôi với xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm.

 
Ngoài ra, tỉnh cũng đề ra chủ trương mở rộng hình thức phát triển các loại hình du lịch nông nghiệp, gắn các tour du lịch với việc tham quan của khách du lịch đối với các làng nghề truyền thống và các vùng sản xuất các sản phẩm OCOP đặc thù của tỉnh.


Điều đó, ngoài tạo nên sự hấp dẫn thu hút đối với các du khách còn là nền tảng để giúp các sản phẩm OCOP đặc thù của tỉnh ngày càng được mở rộng và phát triển.

 
Đồng chí Nguyễn Hồng Hải, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh cho biết: Trong những năm gần đây, các sản phẩm OCOP và các sản phẩm làng nghề của tỉnh đã được du khách và người tiêu dùng trong và ngoài nước đón nhận.


Nhằm đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP mang tính đặc thù của tỉnh, ngành du lịch đã triển khai các tour du lịch gắn với tham quan các vườn chè Shan tuyết cổ thụ; các tour du lịch gắn với quá trình khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống.

 
Bên cạnh đó, để phát triển bền vững các sản phẩm OCOP phục vụ du lịch, các huyện, thành phố cần xây dựng kế hoạch nhằm phát triển và nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP.
 
 
                                          
Theo Phạm Văn Phú/hoinongdan.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập87
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm84
  • Hôm nay20,659
  • Tháng hiện tại288,223
  • Tổng lượt truy cập90,351,616
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây