Học tập đạo đức HCM

Phù Yên: Trồng lúa hữu cơ, lợi nhuận tăng hơn 8 triệu đồng so với lúa thông thường

Chủ nhật - 30/05/2021 09:47
Theo đánh giá của ngành nông nghiệp huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, việc trồng lúa hữu cơ cho lợi nhuận tăng hơn 8 triệu đồng/ha so với canh tác lúa thông thường.

Những ngày này, bà con nông dân huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đang bắt đầu chăm sóc diện tích lúa vụ chiêm xuân 2021. Vụ này, toàn huyện gieo cấy gần 2.200 ha lúa, trong đó có gần 162 ha được canh tác bằng phương pháp hữu cơ.

Trồng lúa hữu cơ- nâng cao giá trị hạt gạo Phù Yên

Có mặt tại cánh đồng Mường Tấc vào những ngày trung tuần tháng 3, thời tiết khá thuận lợi để bà con nông dân trong huyện cấy dặm, làm cỏ, bón thúc phân, điều tiết nước tưới cho lúa xuân. Trên thửa ruộng 1.000m2 của gia đình ông Lò Bách Tan, bản Búc, xã Quang Huy, lúa đã bén rễ hồi xanh. Nhìn những cây lúa thẳng hàng, đều tăm tắp cho thấy chủ nhân là người rất chịu khó, cẩn thận.

Phù Yên: Trồng lúa hữu cơ, lợi nhuận tăng hơn 8 triệu đồng so với lúa thông thường - Ảnh 1.

Nhận thấy nhiều lợi ích từ trồng lúa hữu cơ, người dân huyện Phù Yên tiếp tục mở rộng thêm diện tích.

Vừa nhanh tay cấy dặm lại một số cây lúa bị hỏng, ông Tan vui vẻ cho chúng tôi biết: Gia đình tôi tham gia mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ của huyện được 5 vụ. Khi thực hiện mô hình này, chúng tôi phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật đã được tập huấn: Từ khâu gieo mạ, làm đất đến cấy bón phân theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Khi cấy, tôi áp dụng phương pháp SRI, chăng dây cấy thẳng hàng, vừa dễ chăm sóc, cây lúa vừa khỏe, phát triển tốt.

Phù Yên: Trồng lúa hữu cơ, lợi nhuận tăng hơn 8 triệu đồng so với lúa thông thường - Ảnh 2.

Người dân Phù Yên dùng phân hữu cơ sinh học để bón thúc cho lúa.

Ông Tan chia sẻ thêm: Từ khi trồng lúa theo phương pháp hữu cơ, tôi nhận thấy khá nhiều lợi ích từ phương pháp này. Đó là dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, năng suất, chất lượng gạo được nâng cao, đất tơi xốp do được sử dụng phân bón và thuốc BVTV bằng sinh học. Đặc biệt, môi trường được cải thiện rõ rệt, trên ruộng đã xuất hiện nhiều đối tượng thiên địch như: Nhện lưới, ong xanh, chuồn chuồn, các loại cá, ốc… khác hẳn các ruộng canh tác theo phương thức vô cơ, sử dụng thuốc BVTV hóa học. Nhà tôi có ít ruộng nên chủ yếu thóc để ăn, rất yên tâm về độ an toàn của gạo. Sau khi hết hỗ trợ của nhà nước, gia đình tôi tiếp tục thực hiện phương pháp cấy hữu cơ, trước hết là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho gia đình, sau đó đến cộng đồng. 

Đang lúi húi cấy dặm số lúa bị ốc bươu vàng phá hoại, chị Hà Thị Nghệ, bản Puôi 3, xã Huy Tân chia sẻ: Gia đình tôi có 1.500 m2 ruộng 2 vụ. Vụ xuân 2021 là vụ thứ 3 gia đình tôi canh tác theo hướng hữu cơ. Khi tham gia mô hình, tôi được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, được cán bộ khuyến nông tận tình chỉ bảo theo hướng "cầm tay chỉ việc". Vì vậy, lúa nhà tôi cũng như các hộ tham gia canh tác theo mô hình hữu cơ đều rất tốt. Mặt khác, sâu bệnh ít phát sinh và phát triển. Thóc bán được giá cao, gạo ngon hơn so với canh tác thông thường.

Phù Yên: Trồng lúa hữu cơ, lợi nhuận tăng hơn 8 triệu đồng so với lúa thông thường - Ảnh 3.

Người dân huyện Phù Yên tiến hành trồng lúa hữu cơ.

Theo chị Nghệ, mặc dù từ vụ này, dự án không hỗ trợ phân bón và thuốc BVTV, nhưng gia đình tôi vẫn đầu tư toàn bộ các loại phân bón và thuốc sinh học, thảo mộc để thực hiện phương pháp sản xuất lúa hữu cơ vì thấy rõ lợi ích "kép" của phương pháp này, đó là: Vừa đảm bảo sức khỏe cho người sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường, vừa nâng cao giá trị hạt gạo của Phù Yên.

Lợi nhuận tăng hơn 8 triệu đồng/ha

Huyện Phù Yên là vùng trọng điểm lúa của tỉnh Sơn La, với diện tích 1.300 ha tập trung liền vùng liền khoảnh; có nguồn nước dồi dào, sạch từ nguồn hồ Suối Chiếu xã Mường Thải chảy về suối Tấc. Diện tích lúa tương đối bằng phẳng có thể áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất như máy gặt, máy cày, máy bừa...  Người dân có truyền thống canh tác lúa nước lâu đời, được tiếp cận, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến như phương pháp cấy SRI và kỹ thuật cấy lúa hiệu ứng hàng biên.

Phù Yên: Trồng lúa hữu cơ, lợi nhuận tăng hơn 8 triệu đồng so với lúa thông thường - Ảnh 4.

Mô hìnhh trồng lúa hữu cơ trên cánh đồng Mường Tấc, huyện Phù Yên.

Hàng năm huyện Phù Yên tổ chức khảo nghiệm, trình diễn nhiều mô hình giống lúa mới chất lượng nên chọn lựa được giống chất lượng cao phù hợp điều kiện địa phương. Với những lợi thế đó, năm 2019, huyện Phù Yên phối hợp với Tập đoàn Quế Lâm, triển khai mô hình sản xuất sản phẩm gạo liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La với 50 ha tại xã Quang Huy và xã Huy Tân.

Giống lúa gieo trồng là Đài thơm 8; BC15 và J02. Qua đó, nhằm hình thành vùng sản xuất sản phẩm gạo ổn định, an toàn, gắn với chuỗi giá trị sản phẩm theo quy trình sản xuất lúa gạo theo hướng hữu cơ; nâng cao chất lượng và tính bền vững của môi trường thông qua phương pháp quản lý sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm, tiến tới xây dựng thương hiệu gạo Phù Yên.

Phù Yên: Trồng lúa hữu cơ, lợi nhuận tăng hơn 8 triệu đồng so với lúa thông thường - Ảnh 5.

Trồng lúa theo phương pháp hữu cơ góp phần bảo vệ môi trường, đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng.

Năm 2020, mô hình tiếp tục được mở rộng lên 150 ha. Những hộ tham gia mô hình được hỗ trợ một phần phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hoàn toàn bằng chế phẩm sinh học; được tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh.

Theo ông Nguyễn Bá Tú, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Yên, việc sản xuất lúa theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm đã thúc đẩy hình thức sản xuất trên cánh đồng lớn, tập trung, tích tụ ruộng đất...Việc quy hoạch vùng sản xuất đã chủ động tưới tiêu giúp cho công tác cơ giới hóa các khâu dễ dàng, đặc biệt việc áp dụng theo quy trình hữu cơ hoàn toàn. Từ đó, tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn, ổn định đầu ra cho sản phẩm. Bên cạnh đó, góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi phương thức canh tác của người dân địa phương trong việc sản xuất lúa theo hướng hữu cơ; tạo ra sản phẩm có chất lượng, giá trị cao.

Đặc biệt, giá trị hạt thóc được nâng lên rõ rệt, năng suất cao hơn 5 tạ/ha.  Huyện Phù Yên đã ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm, giúp ổn định đầu ra cho nông sản. Chính vì vậy, khi lúa vào vụ thu hoạch, doanh nghiệp đã thu mua thóc tươi tại ruộng với giá từ 9.000 đồng - 9.500 đồng/kg; lợi nhuận tăng hơn trung bình trên 8 triệu đồng/ha so với canh tác thông thường.

Trên cơ sở đánh giá hiệu quả của mô hình, năm 2021, huyện Phù Yên tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân duy trì 150 ha lúa hữu cơ. Đồng thời nhân rộng mô hình thêm gần 12 ha tại một số xã vùng đệm như: Huy Thượng, Huy Bắc, Huy Hạ, Gia Phù. Trong số 150 ha mô hình cũ, có 20 ha tiếp tục được Tập đoàn Quế Lâm hỗ trợ 70% phân bón và thuốc BVTV đến hết năm 2022. Còn lại người dân đầu từ hoàn toàn. Điều đáng nói là sau khi không có hỗ trợ, người dân đã tự nguyện tham gia mô hình và chủ động trong việc đầu tư giống, phân bón và thuốc BVTV.

Bà Bạc Cầm Thị Xiêng, Trưởng phòng NNPTNT huyện Phù Yên, cho biết: Dù diện tích lúa hữu cơ của huyện tăng chưa nhiều, nhưng thông qua mô hình đã khẳng định được tính hiệu quả của phương pháp sản xuất lúa theo hướng hữu cơ về mặt kinh tế và môi trường. Đó là giúp nâng cao nhận thức của người nông dân theo hướng không sử dụng thuốc BVTV, tập trung sử dụng phân hữu cơ vi sinh, phân chuồng hoai mục, tạo ra sản phẩm nông sản sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Ngoài ra, giúp khôi phục và duy trì hệ sinh thái đồng ruộng, bảo vệ độ phì nhiêu của đất, bảo vệ thiên địch cũng như các loài thủy sinh sống trong ruộng lúa.Việc trồng lúa theo hướng hữu cơ về giá trị kinh tế cho thấy đã cao hơn trồng lúa thông thường theo phương pháp truyền thống tăng hơn 8 triệu đồng.

Trong năm 2021, huyện Phù Yên sẽ phối hợp với các doanh nghiệp tiếp tục cung ứng phân bón, thuốc BVTV sinh học cho người dân; thực hiện bao tiêu sản phẩm, ổn định đầu ra ổn định cho lúa gạo Phù Yên; xúc tiến việc hoàn thiện thủ tục, hồ sơ ngành chức năng của tỉnh cấp chứng nhận hữu cơ; tiến tới xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, sản phẩm OCOP gạo Phù Yên.

Để đạt được mục tiêu đã đề ra, ngoài việc tuyên truyền, vận động bà con nông dân mở rộng diện tích lúa hữu cơ, huyện sẽ có giải pháp khắc phục tình trạng trước mắt về năng suất cho sản xuất lúa hữu cơ bằng việc áp dụng mô hình "2 vụ lúa - 1 vụ cá" ; "2 vụ lúa - 1 vụ màu". Đồng thời, trong quá trình sinh trưởng của cá hay các loại hoa màu khác sẽ giúp tăng sự màu mỡ của đất, khi đó sẽ góp phần tăng dinh dưỡng cho cây lúa ở mùa vụ sau. Cú trọng nâng cao chất lượng gạo, gắn với bao tiêu sản sản phẩm, nâng cao giá trị trên 1 đơn vị diện tích đất canh tác. Tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, liên kết chặt chẽ tiêu thụ sản phẩm, tạo chuỗi giá trị trong sản xuất.
https://trangtraiviet.vn/phu-yen-trong-lua-huu-co-loi-nhuan-tang-hon-8-trieu-dong-so-voi-lua-thong-thuong-20210322202148003.htm

Theo Tuệ Linh/trangtraiviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập117
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm115
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại268,576
  • Tổng lượt truy cập92,646,240
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây