Học tập đạo đức HCM

Phòng trừ dịch hại cây trồng vụ Xuân 2016

Thứ ba - 22/03/2016 08:49
Hiện nay, lúa trà Xuân trung các giống Xi23, NX30, P6 giai đoạn đẻ nhánh rộ; trà xuân muộn giai đoạn đẻ nhánh. Cây lạc giai đoạn mọc mầm - phân cành.

Qua điều tra của Chi cục Bảo vệ thực vật và báo cáo của Trung tâm Ứng dụng KHKT & Bảo vệ cây trồng vật nuôi các huyện, thành phố, thị xã trên cây lúa các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại như: Bệnh đạo ôn phát sinh gây hại trên giống Xi23, NX30, P6 tỷ lệ nhiễm trung bình 2-3%, nơi cao 7-10%,diện tích nhiễm 3,5 haphân bố Đức Thọ (Đức Thủy, Đức Long, Đức Tùng, Trung Lễ…), Lộc Hà (Thạch Mỹ, Ích Hậu), Vũ quang (Đức Bồng, Đức Liên…), thị xã Hồng Lĩnh (phường Trung Lương); bọ trĩ, ruồi đục nõn xuất hiện với tỷ lệ trung bình 3-5%, nơi cao 7-10% phân bố chủ yếu Đức Thọ, Can Lộc, Cẩm xuyên, Thạch Hà…; ốc bươu vàng phát sinh gây hại rải rác, cục bộ 5-10% phân bố Can Lộc, Thạch Hà, Lộc Hà, Đức Thọ… chuột tỷ lệ hại phổ biến 2-4%, nơi cao 5-7%. Trên cây lạc, nhóm bệnh lở cổ rễ, héo rũ gốc mốc đen, mốc trắng gây hại tỷ lệ trung bình 1-3%, nơi cao 4-5%.
Thời gian tới thời tiết tiếp tục có mưa ẩm, trời âm u, sương mù kết hợp với cây lúa giai đoạn phát triển mạnh về thân lá, là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng dịch hại phát sinh gây hại cả về mức độ và diện phân bố nhất là bệnh đạo ôn trên cácgiống nhiễm như Xi23, NX30, P6, nếp 98…;Trên cây lạc, nhóm bệnh lở cổ rễ, héo rũ gốc mốc đen, mốc trắngcó khả năng phát sinh gây hại mạnh nhất lá đối với những vùng lạc bước vào thời kỳ phân cành. Để chủ động phòng trừ, hạn chế thiệt hại do dịch hại gây ra, Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật như sau:
1. Đối với bệnh đạo ôn hại lúa:
Tranh thủ thời tiết thuận lợi tập trung chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật tạo điều kiện cho lúa sinh trưởng phát triển tốt; thường xuyên thăm đồng thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, dự tính dự báo; khi phát hiện bệnh ngừng bón đạm, không phun các loại phân bón qua lá có chứa đạm, duy trì mực nước hợp lý và tiến hành xử lý bằng một trong các loại thuốc hóa học sau:
          - Stamonas 45WP: Pha 20 gam thuốc vào bình 10 lít nước, phun 2-3 bình/sào.
          - Filia 525SC: Pha 10ml thuốc vào bình 10 lít nước, phun 2 - 3 bình/sào.
          - Fendy 25WP: Pha 10 gam thuốc vào bình 12 lít nước, phun 2 bình/sào.
          - Fujione, Fu Nhật 40WP: Pha 15gam thuốc vào bình 10 lít nước, phun 2-3 bình/sào.
          - Beam 75WP: Pha 4 gam thuốc vào bình 10 lít nước, phun 3 bình/sào.
          - Kabim 30WP:Pha gói 10 gam vào bình 10 lít nước, phun 3 bình/sào.
          - Citiusa 650WP: Pha 10 gam thuốc vào bình 10 lít nước, phun 2-3 bình/sào…
          Lưu ý: Chỉ phun thuốc khi trời tạnh ráo, phun ướt đều bộ lá, sau khi phun thuốc 5-7 ngày, điều tra nếu thấy vết bệnh cấp tính thì tiến hành xử lý thuốc lần 2.
         Bên cạnh bệnh đạo ôn, cần quan tâm các đối tượng như chuột, ruồi đục nõn…để chủ động phòng trừ.
        Ngoài ra, hiện nay trên hầu hết các diện tích lúa xuất hiện rệp xanh, đây là đối tượng thứ yếu chỉ xuất hiện giai đoạn đầu vụ và ít ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của lúa nên Chi cục Bảo vệ thực vật đề nghị các địa phương không khuyến cáo bà con nông dân sử dụng thuốc hóa học để phun phòng trừ rệp.
          2Đối với nhóm bệnh lở cổ rễ, héo rũ gốc mốc đen, mốc trắng:Khi phát hiện bệnh nhổ bỏ những cây bị bệnh không có khả năng phục hồi đem tiêu hủy và tiến hành phun các loại thuốc hóa học sau:
          - Ridomil Gold 68WP: pha 50g thuốc vào bình 10 lít, phun 2 bình/sào.
          - Mataxyl 25WP: Pha 25 g thuốc vào bình 10 lít, phun 2- 3 bình/sào.
          - Anvil 5SC: Pha 25ml thuốc vào bình 10 lít, phun 2 bình/sào.
          - Thumb 0,5SL: Pha 10ml thuốc vào bình 10 lít, phun 3 bình/sào.
          - Benlat C 50 WP: Pha 20 g thuốc vào bình 12 lít, phun 2-3 bình/sào.
          - Topsin-M 70WP: Pha 6 g thuốc vào bình 10 lít, phun 2- 3 bình/sào.
          - Moren 25WP: Pha 15 g thuốc vào bình 12 lít, phun 3 bình/sào.
3. Đối với sâu, bệnh trên cây ăn quả có múi: Sau khi thu hoạch cần tiến hành vệ sinh vườn tược, tỉa cành tạo tán, xử lý các đối tượng sâu bệnh như bệnh chảy gôm, loét, sẹo, đồng thời chủ động phòng trừ sâu vẽ bùa, sâu nhớt sẽ phát sinh gây hại trong đợt lộc Xuân.
          Đề nghị Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã quan tâm chỉ đạo./.
Theo sonongnghiephatinh.gov.vn
 Tags: giai đoạn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập346
  • Hôm nay51,044
  • Tháng hiện tại826,322
  • Tổng lượt truy cập92,000,051
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây