Học tập đạo đức HCM

Gia Lai: Chuyển đổi cây trồng vùng hạn

Thứ năm - 17/03/2016 22:00
Cứ đến vụ Đông Xuân, 2 sào lúa nước của gia đình anh Nguyễn Phúc Phương (thôn Đồng Tâm 2, xã Ia Din, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) lại bị hạn và thất thu. Được sự giúp đỡ của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đức Cơ, anh mạnh dạn chuyển đổi qua trồng cây thanh long ruột đỏ thay vì trồng lúa hoặc bỏ đất trống như các hộ lân cận.

“Tháng 6-2015, tôi bắt tay vào chuẩn bị ruộng đất, làm trụ và khi lượng mưa ổn định thì bắt đầu xuống hom giống thanh long ruột đỏ. Hơn nửa năm gắn bó với loại cây trồng này, tôi nhận thấy trồng chúng không khó. Chỉ cần chịu khó vất vả giai đoạn ban đầu, còn sau này khi cây ổn định thì khá nhàn nhã”-anh Phương tâm sự.

Hiện vườn thanh long ruột đỏ của anh Phương đang chuẩn bị thu trái đợt đầu tiên. Tham gia mô hình này, anh được hỗ trợ giống, kỹ thuật, một phần vốn và vật tư phục vụ cho quá trình chăm sóc nên rất thuận lợi. Hơn nữa, cũng nhờ sự hỗ trợ này mà gia đình anh còn ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với một doanh nghiệp ở Vĩnh Long với mức giá là 65 ngàn đồng/kg thanh long ruột đỏ. “Thanh long ruột đỏ trước nhà tôi có trồng vài trụ rồi nên khi nghe đề cập trồng thanh long thay lúa nước bị hạn, tôi ưng ngay. Giờ tôi có thể yên tâm khi chọn hướng đầu tư loại cây này, đồng thời cũng không còn canh cánh nỗi lo hạn hán, thiếu nước như trước nữa”-anh Phương chia sẻ.

Anh Phương là một trong số 6 hộ đầu tiên tham gia mô hình chuyển đổi cây trồng vùng hạn do Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đức Cơ triển khai. Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2020, toàn huyện Đức Cơ sẽ tiến hành chuyển đổi 85 ha cây trồng vùng thường xuyên bị hạn sang các loại cây trồng chịu hạn, tập trung tại các xã: Ia Din, Ia Kriêng, Ia Krêl... “Một số loại cây trồng được đưa ra để áp dụng chuyển đổi là: thanh long ruột đỏ, chuối tiêu hồng, cỏ voi, bắp lai… Thanh long ruột đỏ và chuối tiêu hồng bước đầu cho kết quả khả quan, hiệu quả kinh tế cao hơn cây lúa và có khả năng thích nghi cao với điều kiện đất đai thiếu nước tưới”-ông Nguyễn Quốc Tư-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết. Đây là những loại cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu địa phương, thị trường tiêu thụ cũng khá ổn định. “Hiện nay, mô hình trồng chuối tiêu hồng triển khai trên 3 hộ ở xã Ia Krêl, mỗi hộ triển khai chuyển đổi 0,2 ha. Chuối đang cho thu hoạch, năng suất khoảng 100 buồng/sào/tháng. Giá bán khoảng 50-60 ngàn đồng/buồng, trừ chi phí người dân thu lãi 5-6 triệu đồng/tháng”-ông Tư cho biết thêm.

Theo ông Tư, khó khăn đặt ra trong việc chuyển đổi giống cây trồng vùng hạn chính là ở tâm lý ngại thay đổi, kém năng động của chủ vườn ruộng. Gần như 100% diện tích lúa nước thường xuyên bị hạn là của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. “Tập quán canh tác của họ lâu nay phụ thuộc vào tự nhiên, thời tiết. Trong khi đó, vấn đề đầu ra cho nông sản gần đây không ổn định cũng phần nào tác động xấu đến tâm lý người dân, khiến họ do dự. Hơn nữa, vụ sản xuất Đông Xuân trùng với thời gian thu hoạch một số loại cây công nghiệp nên người dân không quan tâm lắm đến việc sẽ tìm một loại cây khác để canh tác trên diện tích đất ruộng bị hạn”-ông Tư phân tích. Nắm được các yếu tố đó, huyện Đức Cơ đã có chủ trương hỗ trợ giống, kỹ thuật và chi phí đầu tư, chăm bón cho các hộ tham gia chuyển đổi. Đây có thể coi là yếu tố tạo sức hút đối với nông dân, để họ có thể yên tâm bắt tay vào việc chuyển đổi, tạo hiệu quả kinh tế cho chính mình.

Tương tự, tại huyện Chư Pưh, việc chuyển đổi giống cây trồng vùng hạn đã và đang thu hút sự quan tâm cả từ phía chính quyền lẫn người dân. Theo thống kê, đến thời điểm này, huyện Chư Pưh đã có trên 510 ha lúa bị hạn, trong đó có một phần diện tích trước nguy cơ mất trắng. Vừa qua, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đã triển khai “Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa” áp dụng trên diện tích 50 ha lúa thiếu nước thường xuyên tại cánh đồng các xã: Ia Phang, Ia Rong và thị trấn Nhơn Hòa. Cụ thể là chuyển đổi qua trồng cây đậu xanh và bắp lấy thân làm thức ăn cho gia súc. Các hộ tham gia được hỗ trợ 75% tiền giống, 50% chi phí vật tư thiết yếu (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…). Sau hơn 2 tháng xuống giống, diện tích bắp đang phát triển rất tốt và chuẩn bị cho thu hoạch; năng suất ước đạt 35-40 tấn/ha. Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đã làm việc với Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai. Theo đó, Công ty này cam kết thu mua với giá 1.100 đồng/kg. Với mức giá này, mỗi ha bắp có thể cho thu về khoảng 30 triệu đồng, lợi nhuận cao hơn nhiều so với cây lúa, trong khi không phụ thuộc nhiều vào vấn đề nước tưới. Bên cạnh đó, mô hình trồng đậu xanh với quy mô 25,75 ha, triển khai tại các xã Ia Phang, Ia Dreng và  Ia Hrú cũng bước đầu cho kết quả tương đối khả quan. Dự kiến, từ nay đến năm 2020, huyện Chư Pưh sẽ chuyển đổi khoảng 200 ha lúa nước tại các vùng không chủ động được nguồn nước tưới sang trồng các loại cây khác cho khả năng chịu hạn và cho hiệu quả kinh tế cao hơn.

Nguồn: báo Gia Lai

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập568
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm567
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại849,676
  • Tổng lượt truy cập92,023,405
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây