Học tập đạo đức HCM

Điều tiết nước tưới hợp lý cho sản xuất Hè thu

Thứ năm - 25/06/2020 23:10
Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn thì nguồn nước trong giai đoạn đầu vụ Hè Thu 2020 cơ bản vẫn đảm bảo cung cấp tưới cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, trước tình hình nắng nóng gay gắt đang diễn ra trên diện rộng và kéo dài như hiện nay thì khả năng xảy ra hạn hán và xâm nhập mặn là khá cao, nhất là các vùng tưới cuối kênh hoặc vùng tưới của các hồ chứa quy mô nhỏ. Để duy trì nguồn nước tưới cho toàn vụ, công ty TNHH Mộ thành viên thủy lợi bắc Hà Tĩnh đã xây dựng kế hoạch quản lý, điều tiết nước hợp lý, tiết kiệm, chống rò rỉ thất thoát, áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm cho cây lúa.

Từ cuối tháng 5 đến nay, tại cống Trung Lương  - cống ngăn mặn, lấy nước ngọt từ sông La đổ về hệ thống sông Nghèn đã bị mặn xâm thực. Được biết cống Trung Lương giữ vị trí then chốt, từ đây nước ngọt đổ vào hệ thống sông Nghèn cung cấp nước cho gần 200 máy bơm lớn nhỏ dọc tuyến sông để bơm nước tưới cho hơn 10.000 ha lúa hè thu. Vào thời cao điểm của lấy nước, cống vừa phải thực hiện chức năng ngăn mặn, nhưng vừa phải đảm bảo giữ nước ngọt đủ cao trình (0,3  đến 0,5m) để phục vụ tưới. Tuy nhiên, điều kiện thời tiết khắc nghiệt đang khiến nồng độ mặn tăng dần và đạt ngưỡng cao nhất từ đầu vụ với 1,6%o (phần nghìn), trong khi đó ngưỡng nồng độ cho phép là 1,28%o (phần nghìn). Nếu tiếp tục kéo dài tình thế này, thì bắt buộc cửa cống phải đóng chặt, ngăn mặn xâm nhập sâu vào nội đồng.

Trong bối cảnh đó, để có nước ngọt đẩy vào sông Nghèn, cán bộ, nhân viên Công ty TNHH Một thành viên thủy lợi Bắc Hà Tĩnh đã phải luân phiên túc trực để quan sát nước ròng, từ đó tranh thủ mở cống lấy nước vì khoảng thời gian lấy được nước thường khá ngắn. Cụ thể hơn một tuần nay, cứ 30 phút, cán bộ, công nhân kỹ thuật Tổ quản lý Cống Trung Lương lại lấy nước một lần trước cửa cống để đo nồng độ mặn. Khi độ mặn cao hơn 1,28%o (phần nghìn) thì  đóng cống lại, khi độ mặn cho phép mới vận hành mở cống để đưa nước qua kênh Bùi Xá bổ sung vào hệ thống sông Nghèn cho các máy bơm nước phục vụ sản xuất.

 Từ gần một tháng nay trên địa bàn huyện Đức Thọ hầu như không có mưa. Trạm bơm Hạ Eo, thuộc xã Yên Hồ huyện Đức Thọ, được lắp đặt để cung cấp nước tưới cho gần 300 ha lúa hè thu. Theo thiết kế  để cung cấp đủ nước tưới cho sản xuất thì mực nước đầu vào trạm bơm phải đạt 1,5m. Tuy nhiên, theo ghi nhận đến thời điểm hiện tại mực nước đã xuống thấp còn 1 mét. Theo tính toán nếu mực nước xuống thêm 0,3 mét nữa thì sẽ không đủ nước nguồn cho máy bơm hoạt động, phục vụ sản xuất. Thời điểm này, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh bắt đầu mở nước đợt 2, tưới dưỡng cho lúa hè thu vào giai đoạn đẻ nhánh. Trạm bơm Hạ Eo lấy nước từ sông Nghèn qua cống Trung Lương.

Công ty TNHH Một thành viên thủy lợi Bắc Hà Tĩnh đang tập trung triển khai các phương án điều tiết nước hợp lý đảm bảo sản xuất lúa Hè thu

Tranh thủ thời điểm mặn chưa xâm nhập sâu, những ngày qua, hai máy bơm của trạm liên tục hoạt động với công suất mỗi máy gần 800m3/h để kịp phục vụ cho bà con nông dân tỉa dặm, bón thúc cho lúa đẻ nhánh. Dự kiến, đợt tưới mới này sẽ còn kéo dài thêm 8 - 10 ngày nữa mới kết thúc.

           Theo dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn, nền nhiệt trong mùa hè năm nay cao hơn so với trung bình nhiều năm từ 0,5 đến 1,5 độ, nắng nóng kéo dài tập trung từ tháng 6 đến tháng 8, thời gian kết thúc vào đầu tháng 9. Tình trạng khô hạn thiếu nước cục bộ do vậy sẽ diễn ra trên diện rộng. Trước tình hình đó, ngay từ đầu vụ Hè Thu 2020, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh  đã tập trung triển khai nhiều phương án nhằm bảo đảm nguồn nước tưới phục vụ cho sản xuất. Trên hệ thống kênh chính Linh Cảm, năm nay được bổ sung nguồn nước từ hồ Ngàn Trươi đổ về, giải quyết nhu cầu cấp bách nhất cho các vùng tưới vào giai đoạn dưỡng lúa. Để cung cấp nguồn nước đủ kịp thời, Văn phòng đại diện Đức Thọ thuộc công ty đã tập trung tuyên truyền cho người dân bám sát lịch thời vụ để tiết kiệm nước sản xuất. Tiếp tục quán triệt thực hiện quy trình tưới tiết kiệm nước ngay từ đầu vụ, áp dụng hình thức tưới luân phiên, vùng xa tưới trước, vùng gần tưới sau nhằm tránh lãng phí nước, gây ngập úng tại vùng đầu kênh, khô hạn vùng cuối kênh, không tưới tràn nhằm sử dụng lượng nước tưới hợp lý tránh lãng phí.

 

Theo bà Phan Thị Vân Anh- Phó Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Thuỷ lợi Bắc Hà Tĩnh cho biết: Để chủ động triển khai các giải pháp điều tiết đảm bảo nguồn nước tưới cho sản xuất, Công ty TNHH Một thành viên thuỷ lợi Bắc Hà Tĩnh đã xây dựng đề án và triển khai công tác tưới phục vụ sản xuất hè thu năm 2020. Trong đó diện tích tưới trong hợp đồng hơn 25.000 ha, đồng thời chủ động xây dựng phương án tưới cho từng cụm, trạm: Phát động các xã nằm trong vùng hệ thống  vận động bà con nông dân đắp bờ giữ nước tại chân ruộng, hoành triệt các trục tiêu kênh dẫn. Cần cân đối nguồn nước ở các hồ đập, khe suối để lên phương án tưới cụ thể cho từng vùng. Ngoài ra ngay từ đầu vụ công ty đã lên kế hoạch, dự trù kinh phí nạo vét kênh mương; đồng thời duy trì bảo dưỡng các trạm bơm để chủ động nguồn nước phục vụ sản xuất. Tập trung tu sửa các công trình như trạm bơm, kênh mương nhất là các công trình thủy lợi bị hư hỏng nặng để bảo đảm cấp nước đầy đủ. Chủ động phối hợp với các địa phương, hợp tác xã xây dựng phương án tưới tiêu trên cơ sở lịch thời vụ và mức nước hiện có ở các hồ đập để có phương án tưới hợp lý, đạt hiệu quả cao.

         Từ những bài học kinh nghiệm về công tác phòng chống hạn những năm qua cho thấy: việc điều tiết nước hợp lý, tưới tiết kiệm ngay từ khi bước vào vụ sản xuất vẫn là giải pháp mang lại hiệu quả nhất, hạn chế rủi ro cao đối với sản xuất nông nghiệp. Muốn vậy các cấp chính quyền phải tuyên truyền vận động, hướng dẫn nông dân các biện pháp kỹ thuật, và đặc biệt là không được tùy tiện khai thác sử dụng nước. Cùng với đó, các đơn vị chuyên môn phải chủ động thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống hạn, như: quản lý chặt chẽ nguồn nước các hồ, đập, không để xảy ra tình trạng thất thoát qua các cửa cống, không có sự kiểm soát, lãng phí nước trong quá trình vận hành tưới./.

Theo Nguyễn Hoàn/sonongnghiep.hatinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập255
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm252
  • Hôm nay55,700
  • Tháng hiện tại868,602
  • Tổng lượt truy cập88,223,672
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây