Học tập đạo đức HCM

Ổ dịch bạch hầu ở Đắk Nông cơ bản đã được kiểm soát

Thứ năm - 25/06/2020 04:05
Tính tới ngày 24/6, tại Đắk Nông đã có 12 ca dương tính với vi khuẩn gây bệnh bạch hầu, tập trung ở huyện Krông Nô và Đắk Glong; một ca tử vong được ghi nhận tại huyện Đắk Glong.

Phun thuốc khử khuẩn tại ổ bệnh bạch hầu ở xã Đắk R'Măng (Đắk Glong). Ảnh: baodaknong.org.vn

Đây là các địa phương có tỷ lệ tiêm chủng thấp, chỉ đạt 48-52%. Các trường hợp mắc chưa được tiêm đủ mũi vaccine phòng bệnh bạch hầu.

Ngay sau khi phát hiện liên tiếp các ca bạch hầu ở Đắk Nông, Bộ Y tế đã chỉ đạo địa phương điều tra xử lý ổ dịch, cách ly những ca bệnh nhằm chống lây nhiễm; giám sát chặt chẽ các trường hợp tiếp xúc gần, tiếp xúc với người tiếp xúc gần. Đồng thời lấy mẫu xét nghiệm, phát hiện sớm các trường hợp bệnh và nghi ngờ bệnh để cách ly, điều trị, điều trị dự phòng; khoanh vùng, xử lý ổ bệnh kịp thời, hiệu quả, không để dịch lây lan và bùng phát ra cộng đồng.

Bộ Y tế chỉ đạo Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên xuống địa bàn chỉ đạo trực tiếp, hướng dẫn công tác vệ sinh, xử lý môi trường phòng, chống bệnh bạch hầu, nhất là các địa bàn có bệnh và khả năng bùng phát bệnh cao.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Nông đã cách ly hơn 1.200 người có tiếp xúc và liên quan tới bệnh nhân, giám sát chặt những trường hợp tiếp xúc gần, tiếp xúc với người tiếp xúc gần. Cơ quan này cũng đã lấy hơn 300 mẫu bệnh phẩm gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên xét nghiệm. Cộng đồng dân cư, các hộ gia đình có người bệnh đã được khử khuẩn theo quy định của Bộ Y tế.

Cùng với việc khoanh vùng, kiểm soát, điều trị, Bộ Y tế cũng ban hành kế hoạch tiêm bổ sung vaccine phòng, chống bệnh bạch hầu, triển khai tại một số tỉnh trọng điểm, trong đó có Đắk Nông. Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên đã bàn giao 10.000 liều vaccine cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Nông để phục vụ cho công tác phòng, chống bệnh bạch hầu tại 2 ổ dịch vừa phát hiện ở các xã Quảng Hòa, Đắk R’Măng (huyện Đắk Glong), tiêm phòng cho nhóm đối tượng từ 7 đến dưới 40 tuổi và tiêm vét vaccine cho nhóm đối tượng thuộc diện tiêm chủng.

Tiêm vaccine đủ mũi, đúng lịch để phòng chống bệnh bạch hầu

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch.

Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo.

Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong.

Bệnh bạch hầu có thể dự phòng được bằng tiêm vaccine đủ liều và đúng lịch. Khi phát hiện sớm, bệnh điều trị khỏi bằng kháng sinh. Trước đây bệnh lưu hành khá phổ biến ở hầu hết các địa phương trên cả nước, nhưng từ khi vaccine phòng bạch hầu được đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng, bệnh đã được khống chế và chỉ ghi nhận một vài trường hợp lẻ tẻ do không được tiêm đầy đủ các mũi vaccine phòng bệnh, ở các khu vực vùng sâu, vùng xa nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp.

Hiện bệnh bạch hầu chưa được loại trừ ở nước ta, do đó để chủ động phòng chống bệnh, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau: Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vaccine phối hợp phòng bệnh bạch hầu đủ mũi tiêm và đúng lịch.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Che miệng khi ho hoặc hắt hơi. Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày. Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

Người dân trong ổ dịch cần thực hiện nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vaccine phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

CM/chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập210
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm207
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại224,914
  • Tổng lượt truy cập90,288,307
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây