Học tập đạo đức HCM

An Giang gặt hái thành công

Thứ tư - 21/09/2016 04:27
Qua 3 năm triển khai chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC), ngành nông nghiệp An Giang bước đầu đã gặt hái nhiều thành công.
An Giang đẩy mạnh triển khai nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

An Giang là tỉnh SX lúa đứng nhất nhì ĐBSCL, để phát triển hơn nữa về chất lượng sản phẩm trong thời gian tới, tỉnh này đang tập trung xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp ƯDCNC.

Hiện tại đã nghiên cứu lai tạo và tuyển chọn được giống lúa thơm Bảy Núi, chống chịu sâu bệnh tốt, thích nghi với vùng Tịnh Biên và Tri Tôn, đồng thời chọn tạo được giống lúa nếp ngắn ngày, chất lượng tốt, góp phần làm đa dạng bộ giống lúa, nếp có năng suất, chất lượng tốt.

Thời gian qua, nhiều nông dân đã sản xuất lúa chất lượng cao gắn kết với việc phát triển cánh đồng lớn, ứng dụng chương trình “1 phải 5 giảm” và các tiến bộ KH-CN mang lại hiệu quả đáng khích lệ cho nhiều HTX, DN và nông dân. Bên cạnh đó nhiều bà con nông dân cũng đã thực hiện các mô hình không sử dụng thuốc sâu rầy, mô hình canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính, mô hình công nghệ sinh thái đạt hiệu quả cao.

Đối với vùng sản xuất thủy sản, nhiều bà con đã áp dụng các kỹ thuật tiên tiến, quản lý chất lượng thức ăn, thuốc thú y theo hướng ƯDCNC. Trong đó, hiệu quả nhất là mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực và mô hình lúa - tôm. Phong trào nuôi cá tra, cá lóc, lươn cũng thành công, đặc biệt là kỹ thuật sinh sản nhân tạo và nuôi cá sặc rằn thương phẩm được chuyển giao quy trình sản xuất cho ngư dân.

Về sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu cũng mang lại nhiều kết quả. Cty TNHH Tiến Dũng đã sản xuất và cung cấp 430.000 bịch phôi với 40 hộ dân tham gia. Ngoài ra còn đào tạo được 10 cán bộ kỹ thuật chuyên sâu về nuôi trồng và sơ chế nấm.

Đối với vùng chuyên canh hoa màu, An Giang đã sản xuất được đậu bắp Nhật, bắp trái non, đậu nành rau sang các nước ở châu Á. Đa số rau an toàn chủ yếu cung cấp cho thương lái tại chỗ, các siêu thị, điểm bán rau an toàn và bếp ăn tập thể. Chuỗi liên kết thí điểm “Mô hình từ sản xuất đến tiêu thụ rau màu” do Cty cổ phần Rau quả - thực phẩm An Giang (Antesco) thực hiện.

Vùng sản xuất hoa - cây cảnh, diện tích trồng đã phát triển được 62,74ha. Các huyện Tịnh Biên, Chợ Mới, Châu Thành cơ bản đã hình thành được vùng chuyên canh.

nh-2-n-ging-dy-mnh-udcnc135031341
Ảnh: Bảo Yến

nh-2-n-ging-dy-mnh-udcnc135031341

 

 

Về cây dược liệu, vùng Bảy Núi - An Giang đã thực hiện dự án “Xây dựng mô hình phát triển cây chùm ngây”. Huyện Tri Tôn đã trồng rau tần dầy lá, kim tiền thảo, gấc, chùm ngây, đinh lăng. Huyện Tịnh Biên trồng nghệ xà cừ, sa nhân tím trên núi Dài và núi Cấm. An Giang đã sưu tập và nhân giống khoảng 70 loại cây giống dược liệu có giá trị cao và hoàn thành việc xây dựng nhà lưới 1.000m2 để chuẩn bị tiếp nhận nguồn giống quý hiếm phục vụ cho việc bảo tồn, nhân giống và phát triển sản phẩm du lịch từ cây dược liệu.

Ngoài các vấn đề trên, tỉnh đã đào tạo trên 250 lượt cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, DN, nông dân tham gia học tập các chuyên ngành, đồng thời đưa 41 cán bộ tham gia các khóa đào tạo sau đại học tại các viện, trường trong và ngoài nước. Tỉnh đã xây dựng Phòng Thí nghiệm, ĐH An Giang, Trung tâm Giống thủy sản, Trung tâm Công nghệ sinh học, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN, Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành. Ngoài ra còn xây dựng Trại Thực nghiệm khoa học với quy mô 2ha và Trung tâm Công nghệ sinh học với tổng vốn đầu tư 265,838 tỷ đồng.

Ngành Nông nghiệp đã tổ chức xúc tiến hợp tác với nhiều trường Đại học trong và ngoài nước. Triển khai và hỗ trợ các DN tham gia các hội chợ để giới thiệu sản phẩm, mô hình nông nghiệp ƯDCNC, hàng Việt Nam chất lượng cao. Ngoài ra còn tổ chức 5 lớp tập huấn cho 250 học viên với các chuyên đề về kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế, rào cản thương mại, hợp đồng kinh doanh, kỹ năng tiếp cận thị trường…

Theo ông Trần Anh Thư, GĐ Sở NN-PTNT An Giang, thời gian tới, ngành sẽ tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch phát triển nông nghiệp ƯDCNC giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Trên cơ sở đó, tập trung thu hút nguồn lực để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.

Ngoài ra, ngành cũng tiếp tục nghiên cứu tạo thêm giống cây trồng, vật nuôi. Đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất, đẩy mạnh hỗ trợ thu hút DN đầu tư, xúc tiến hình thành khu nông nghiệp ƯDCNC. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực và đẩy mạnh xúc tiến, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm và các dịch vụ công nghệ cao...

 

BẢO YẾN
Nguồn: NNVN
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập250
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại198,696
  • Tổng lượt truy cập92,576,360
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây