Trách nhiệm của các doanh nghiệp sản xuất và phân phối bán lẻ thực phẩm trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm là chủ đề của Diễn đàn do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Hiệp hội các Nhà Bán lẻ Việt Nam tổ chức hôm nay (20/9) tại Hà Nội.
Diễn đàn "Trách nhiệm của các doanh nghiệp sản xuất và phân phối bán lẻ thực phẩm trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm" |
Theo số liệu Thống kê, các siêu thị và trung tâm mua sắm hiện chiếm 25% thị phần bán lẻ tại Việt Nam. Dự kiến đến năm 2020, con số này sẽ tăng mạnh lên 45%, tương đương với khoảng 1.500 siêu thị và 350 trung tâm mua sắm và thương mại. Hơn 50% thị phần còn lại vẫn thuộc về các cửa hàng tiện lợi, chợ truyền thống và các cửa hàng tạp hóa quy mô gia đình. Xu hướng phát triển này cho thấy vai trò ngày càng lớn của các nhà bán lẻ trong việc bảo đảm chất lượng thực phẩm từ khâu sản xuất tới khâu tiêu thụ cuối cùng.
Tại diễn đàn, nhiều chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng, thực phẩm được vận chuyển và bảo quản qua kênh bán lẻ trên thị trường có nguy cơ mất an toàn thực phẩm như ô nhiễm vi sinh vật, hóa chất độc hại , như hóa chất bảo vệ thực vật, chất tăng trưởng, hóa chất bảo quản, kim loại nặng...
Việc gây ra ô nhiễm đối với thực phẩm khó kiểm soát ở các công đoạn của chuỗi cung cấp, từ quá trình sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, điều kiện vệ sinh nơi kinh doanh thực phẩm. Do vậy, các nhà bán lẻ cần đầu tư ứng dụng công nghệ hỗ trợ đảm bảo chất lượng sản phẩm sau thu hoạch, xây dựng trung tâm thu mua, sơ chế, bảo quản rau quả tại các vùng sản xuất tập trung. Doanh nghiệp phân phối bán lẻ cần kết nối và lựa chọn các nhà sản xuất - cơ sở cung ứng để đảm bảo an toàn thực phẩm sạch từ gốc tới kệ bán hàng.
Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội các Nhà Bán lẻ Việt Nam, nhấn mạnh, nếu nhà sản xuất cố gắng hết sức để có sản phẩm sạch nhưng đến những người bán lẻ mà không có kiến thức về bảo quản, về giữ gìn cho sản phẩm được tươi ngon, được an toàn thì chắc chắn chúng ta không thể có được thực phẩm sạch.
Theo bà Loan, các doanh nghiệp bán lẻ có 1 thời gian rất dài để bảo quản hàng hóa trước khi đưa ra với người tiêu dùng, giai đoạn bảo quản này rất quan trọng để giữ được hàng hóa vệ sinh an toàn tốt nhất. Chính người bán lẻ là người tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng nên mọi khiếu nại, phản ánh của người tiêu dùng đến với người bán lẻ đầu tiên và các nhà bán lẻ phải đảm bảo giải quyết được mọi thắc mắc và các vấn đề đặt ra./.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;