Học tập đạo đức HCM

“Cần câu cơm” hiệu quả của dân nghèo vùng cao

Thứ tư - 01/03/2017 21:22
Nhờ sử dụng vốn vay ưu đãi Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) hiệu quả, hàng ngàn hộ dân vùng cao huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) đã có điều kiện mua thêm trâu bò, phát triển kinh tế trang trại, gia trại, nâng cao thu nhập.

Có bò, trâu nhờ vốn vay ưu đãi

Anh Nguyễn Anh Tuấn ở thôn Hợp Hòa, xã Ninh Lai là một trong những hộ sử dụng hiệu quả vốn vay ưu đãi Ngân hàng CSXH. Anh Tuấn thổ lộ: “Vợ chồng tôi mới cưới nhau ra ở riêng, vốn liếng không có gì. Chúng tôi bảo nhau chăm chỉ làm ăn, nhưng nếu chỉ trông chờ vào nương lúa thì chẳng khá lên được. Muốn chăn nuôi thêm để nâng cao thu nhập lại không có vốn”.

 “can cau com” hieu qua cua dan ngheo vung cao hinh anh 1

Anh Nguyễn Anh Tuấn chăm sóc đàn trâu của gia đình có được nhờ vốn vay tín dụng ưu đãi hộ nghèo.  Ảnh: T.H

Với thủ tục vay đơn giản, thời gian vay 5 năm, lãi suất vay thấp (chỉ 0,55%), vốn vay Ngân hàng CSXH là “cần câu cơm” hiệu quả cho những người nghèo như gia đình tôi…”.

Anh Nguyễn Anh Tuấn   

 

Tháng 3.2016, anh Tuấn được Ngân hàng CSXH cho vay 50 triệu đồng chương trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo. Có vốn, anh đầu tư mua một cặp trâu mẹ con và một con bò về nuôi. “Đến nay, trâu mẹ đã đẻ thêm 1 nghé cái, nâng tổng số đàn trâu lên 3 con. Con nghé này tôi sẽ giữ lại nuôi để nhân đàn. Vốn vay Ngân hàng CSXH là “cần câu cơm” hiệu quả cho những người nghèo như gia đình tôi” - anh Tuấn phấn khởi cho biết.

Theo anh Tuấn, sở dĩ anh đầu tư nuôi trâu, bò là bởi đây là giống đại gia súc dễ nuôi, ít bệnh tật, có sức chịu đựng tốt với khí hậu khắc nghiệt ở vùng cao như xã Ninh Lai. Bên cạnh đó, người nuôi cũng sử dụng trâu bò làm sức kéo rất thuận tiện.

Phối hợp chặt chẽ chuyển tải vốn

Hiện, Tổ tiết kiệm và vay vốn (TKVV) thôn Hợp Hòa do Hội ND xã Ninh Lai quản lý có dư nợ là 880 triệu đồng với 38 hộ vay. Điểm đáng chú ý là nhiều năm liền tổ không có nợ quá hạn. Chia sẻ cách quản lý tín dụng ưu đãi hiệu quả, anh Khương Văn Bình – Tổ trưởng Tổ TKVV cho biết: “Tổ TKVV thôn Hợp Hòa thực hiện chặt chẽ việc bình xét, lựa chọn đúng đối tượng thụ hưởng vốn vay ưu đãi. Trước và sau giải ngân vốn vay, các tổ trưởng TKVV phải thường xuyên bám sát, gần gũi hộ vay để tư vấn, định hướng họ chọn cách làm ăn thích hợp và động viên họ tham gia các lớp tập huấn, dạy nghề trồng trọt, chăn nuôi do các cấp Hội tổ chức”.

Ông Hoàng Văn Mão – Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Sơn Dương cho biết, hiện Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Sơn Dương thực hiện 11 chương trình cho vay vốn ưu đãi, trong đó chương trình hộ nghèo có dư nợ lớn nhất là 154,8 tỷ đồng. Hơn 98% tổng dư nợ được thực hiện theo phương thức ủy thác thông qua 4 tổ chức Hội, đoàn thể là Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên.

“Cùng với mô hình Tổ TKVV, phương thức cho vay ủy thác đã gắn kết 4 nhà (ngân hàng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội và Tổ TKVV) có 4 lợi ích. Cụ thể là cùng giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác, các tổ chức Hội đoàn thể có thêm điều kiện củng cố tổ chức mình; năng lực của cán bộ hội, đoàn thể được nâng cao; Hội, đoàn thể tham gia và giám sát việc thực hiện công khai, minh bạch trong việc sử dụng nguồn lực của Nhà nước cho mục tiêu giảm nghèo…”-ông Hoàng Văn Mão chia sẻ. 

Theo Thu Hà/ Dân Việt

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập402
  • Máy chủ tìm kiếm42
  • Khách viếng thăm360
  • Hôm nay45,569
  • Tháng hiện tại820,847
  • Tổng lượt truy cập91,994,576
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây