Học tập đạo đức HCM

OCOP - Cải thiện đời sống, đổi mới diện mạo nông thôn

Thứ ba - 28/02/2017 22:45
Năm 2013, Quảng Ninh chính thức khởi động Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP). Đến nay, OCOP đã bước đầu đạt được mục tiêu quan trọng, nhất là phát triển sản phẩm hàng hoá và thúc đẩy tổ chức sản xuất, từ đó làm lan toả lợi ích, cải thiện đời sống người dân và đổi mới diện mạo nông thôn.

Chế biến sản phẩm OCOP trà hoa vàng ở Công ty CP kinh doanh lâm sản Đạp Thanh, huyện Ba Chẽ.
Chế biến sản phẩm OCOP trà hoa vàng ở Công ty CP kinh doanh lâm sản Đạp Thanh, huyện Ba Chẽ.

Phát triển sản phẩm hàng hoá

Đến nay, Chương trình OCOP đã có 210 sản phẩm, nhóm sản phẩm được chứng nhận đạt các tiêu chuẩn về chất lượng và có giá trị cao do 180 doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất. Trong đó có 65 sản phẩm, nhóm sản phẩm có lợi thế cạnh tranh tầm khu vực, 99 sản phẩm đạt tiêu chuẩn từ 3-5 sao. Ngoài ra còn hình thành các sản phẩm dịch vụ như du lịch nông thôn, lễ hội hoa ở các địa phương Hoành Bồ, Bình Liêu, Ba Chẽ...

Chương trình OCOP đã có 210 sản phẩm, nhóm sản phẩm được chứng nhận đạt các tiêu chuẩn về chất lượng và có giá trị cao do 180 doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất. Trong đó có 65 sản phẩm, nhóm sản phẩm có lợi thế cạnh tranh tầm khu vực, 99 sản phẩm đạt tiêu chuẩn từ 3-5 sao.

Điều đáng nói nếu như trước kia, phần lớn sản phẩm OCOP đều được sản xuất dưới dạng nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp phục vụ người sản xuất hoặc tại vùng sản xuất là chính, thì nay tất cả đều là sản phẩm hàng hoá, có mẫu mã bao bì đẹp, đảm bảo tiêu chuẩn, với giá bán và sản lượng tăng cao. Đây chính là điểm mấu chốt để OCOP mang lại giá trị cao cho tất cả các khâu sản xuất, đạt được mục tiêu nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân. Nhiều sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo các tiêu chí về an toàn thực phẩm, y tế... đơn cử như giá trị sản phẩm ruốc hàu của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại thuỷ sản Quảng Ninh đang cao gấp 6 lần sản phẩm bán thô. Công ty đang tiến tới chế biến sản phẩm viên nang hàu, có giá trị mang lại cao hơn gấp trăm lần bán hàu thô...

Chính bởi vậy, doanh số bán sản phẩm OCOP của các tổ chức kinh tế, cơ sở sản xuất trong 3 năm qua đạt gần 700 tỷ đồng, cao gấp 7 lần thời điểm trước khi triển khai chương trình; cao hơn 3 lần so với mục tiêu đề án (đến hết 2016 đạt 200 tỷ đồng).

Làm giàu bền vững

Đến thời điểm này, toàn tỉnh đang có 180 doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất, tổ hợp tác... tham gia phát triển sản phẩm OCOP. Tổng số lao động là 2.172 người; sử dụng diện tích đất, mặt nước để sản xuất là 2.289,86ha; tổng vốn pháp định là 118 tỷ đồng; tổng vốn huy động để sản xuất là 481 tỷ đồng; doanh số bán hàng đạt gần 700 tỷ đồng. Sự lớn mạnh của tổ chức sản xuất sản phẩm OCOP còn biểu hiện ở con số 52/86 doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất, tổ hợp tác sản xuất sản phẩm OCOP là thành lập mới. Tiêu biểu như huyện Hoành Bồ, trong 3 năm qua có 20 doanh nghiệp, HTX, tổ sản xuất tham gia sản xuất sản phẩm OCOP, song chỉ có 2 đơn vị cũ, còn lại đều là mới thành lập. 

Không chỉ thúc đẩy về quy mô, số lượng, năng lực tổ chức sản xuất, Chương trình OCOP còn mang đến ý nghĩa sâu sắc hơn là phát triển được các tổ chức sản xuất nội sinh, vốn đang là điểm thiếu và yếu của các địa phương trong nền kinh tế hiện nay. Lý do khởi đầu của các tổ chức sản xuất sản phẩm OCOP chủ yếu là các hộ dân liên kết với nhau, trở thành nhóm hộ, tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp nhỏ, vừa với quy mô sản xuất vừa phải, rồi dần dần phát triển thành doanh nghiệp tư nhân, công ty CP, tập đoàn... sản xuất ra nhiều sản phẩm, giải quyết được nhiều việc làm cho người dân ở các vùng miền. Chính bởi vậy, đa phần tổ chức sản xuất sản phẩm OCOP tự sinh, tự phát triển chứ không phải đầu tư từ ngoài vào và như vậy nông dân vẫn sở hữu đất đai của mình, mà lại nâng cao được giá trị, thu nhập...

Có thể thấy, trải qua hơn 3 năm triển khai, Chương trình OCOP đã thật sự là chương trình phát triển kinh tế, cùng người dân, doanh nghiệp địa phương phát huy sức mạnh nội lực, riêng có của mình để làm giàu bền vững.

Tác giả bài viết: Việt Hoa

Nguồn tin: baoquangninh.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập183
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại242,272
  • Tổng lượt truy cập85,149,308
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây