Đại biểu Trương Anh Tuấn, cho rằng: “Cần quan tâm xây dựng những thương hiệu mạnh cho nông sản Việt Nam. Chúng ta phấn khởi trước kết quả sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã khẳng đinh hồ tiêu, điều, ca cao xuất khẩu dẫn đầu thế giới. Cà phê đứng hàng thứ hai, xuất khẩu gạo đứng thứ ba nhưng nếu xem kỹ thì loại giống nào, ở đâu nuôi trồng tốt, đạt chất lượng cao nhất thì câu hỏi này xem ra rất khó trả lời. Khó trả lời rõ ràng, bởi vì thương hiệu của chúng ta chưa rõ. Trong thực tế hiện nay, thương hiệu không rõ nên sản phẩm lẫn lộn, loại này lẫn vào loại kia, tốt xấu lẫn lộn và dẫn đến làm mất uy tín sản phẩm, mất giá sản phẩm.
Để khẳng định thương hiệu nông sản Việt Nam, tôi thấy cần có những cuộc thi công khai, minh bạch để tôn vinh chất lượng sản phẩm nông nghiệp, định hướng cho nhà sản xuất, định hướng cho nông dân. Vấn đề này trong thực tế chưa được quan tâm nhiều. Chúng ta ăn cơm hàng ngày, nhưng tôi thấy trả lời gạo nào ngon thì rất dễ, có tám xoan Nam Định, gạo thơm Điện Biên, séng cù Tây Bắc, thơm dứa An Giang, gạo thơm Sóc Trăng...
Theo thống kê chưa đầy đủ, chúng ta có hơn 200 loại thóc và từ đó cũng có hơn 200 loại gạo. Địa phương nào cũng tự hào là mình có gạo ngon, có gạo đặc sản. Nhưng gạo nào là ngon nhất thì hiện nay chưa có câu trả lời chính xác bởi vì trong thực tế chúng ta đã tổ chức thi gạo ngon bao giờ đâu. Chúng ta đã có thi Hoa hậu bò sữa nhưng lúa gạo gắn với chúng ta hàng nghìn năm qua lại chưa có cuộc thi nào công khai chính thức để vinh danh gạo ngon của Việt Nam.
Tháng 11/2017 tại Ma Cao, Trung Quốc, gạo ST 21, ST 24 của Việt Nam đã vượt qua hàng trăm loại gạo đến từ khắp thế giới và vinh danh trong top 3 gạo ngon nhất. Ba loại gạo ngon nhất được vinh danh là gạo của Thái Lan, Campuchia và gạo của Việt Nam. Điều này thật đáng tự hào và tôi tìm hiểu đây là công sức nghiên cứu 25 năm của Giáo sư Võ Tòng Xuân và nhóm các nhà khoa học ở Sóc Trăng. Đây không chỉ là niềm tự hào mà còn nó ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế, giá trị xuất khẩu gạo.
Tháng 6/2018, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt đỉnh cao mới về giá trị, 5% tấn xuất khẩu đạt giá cao nhất là 450.000 USD/tấn. Trong khi đó, gạo Thái Lan mới có 435.000 USD/tấn và gạo Ấn Độ có 410.000 USD/tấn. Gạo chúng ta có giá dẫn đầu, phải chăng sự vinh danh sản phẩm đã tác động rất sâu và tạo ra một giá trị mới của gạo Việt Nam?.
Hy vọng, thời gian tới đây, ngành nông nghiệp sẽ sớm có những vinh danh top sản phẩm dẫn đầu của các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, qua đó xây dựng những thương hiệu tự hào của nông nghiệp Việt Nam và giúp cho nông nghiệp, nông dân có những định hướng cụ thể trong quá trình sản xuất, tạo những giá trị mới cho sản phẩm nông nghiệp”.
Tác giả bài viết: Theo Đ.T (Báo kinh tế nông thôn)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;