Học tập đạo đức HCM

'Đồng hành và chia sẻ' với nhà nông

Thứ sáu - 26/10/2018 00:08
Chương trình “Đồng hành và chia sẻ” do Cty CP Phân bón Bình Điền phối hợp với Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức, phát sóng trực tiếp 60 phút tối chủ nhật, hai tuần/1 tháng, bắt đầu từ ngày 3/5/2009.

Đến nay, chương trình đã được nhân rộng ra các đài truyền hình khu vực, như Đắk Lắk, Bình Phước, Bình Thuận, Ninh Thuận…với hàng ngàn số phát sóng trực tiếp.

Rất bổ ích và thiết thực

Là chương trình giao lưu trực tiếp qua truyền hình, giữa khán giả - chủ yếu là nông dân đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp với đội ngũ các nhà khoa học, chuyên gia nông nghiệp hùng hậu của chương trình, như: GS.TS Mai Văn Quyền, GS.TS Nguyễn Bảo Vệ, PGS.TS Mai Thành Phụng, TS Phạm Văn Dư, TS Nguyễn Đăng Nghĩa, TS Đỗ Trung Bình, TS Nguyễn Xuân Trường, TS Tôn Nữ Tuấn Nam, Th.S Phan Văn Tâm, KS Ngô Ngọc Mỹ…

10-03-30_imge_6483441_1

Ông Phạm Văn Dư, nguyên Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt đánh giá: Chương trình là nét đặc sắc của VTV Cần Thơ (sau này là các đài khu vực ở miền Đông, miền Trung, Tây Nguyên), luôn bám sát chủ trương của Bộ NN-PTNT về sản xuất theo GAP, cánh đồng mẫu lớn; về nâng cao chất lượng nông sản và sản xuất an toàn, thân thiện với môi trường.

Ông Huỳnh Thành Lễ, ở ấp 5A, xã Ba Trinh, Kế Sách, Hậu Giang nói: “Chương trình đã len tới tận vùng sâu, vùng xa quê tôi. Nó rất thời sự mà cũng rất cơ bản lâu dài vì nó cung cấp kiến thức khoa học kỹ thuật phổ thông cho nhà nông. Tôi áp dụng cách bón phân Đầu Trâu đúng như hướng dẫn, kết quả cả năng suất và chất lượng trái cây đều tăng. Năm rồi, nhân có hội chợ, tôi mang 4 mẫu trái cây vườn nhà đi thi, đoạt 3 giải (2 giải nhì, 1 giải khuyến khích), trên tổng số 56 giải trái cây ngon toàn quốc. Thiệt mừng hết sức. Cám ơn Bình Điền và VTV Cần Thơ đã tổ chức ra một chương trình nhiều lợi ích cho nông dân”.

Làm cho chương trình luôn tươi mới, bổ ích và thiết thực là yêu cầu, trăn trở thường trực của Ban Tổ chức. Vào vụ Đông xuân 2013 - 2014, mục mới “Từ ruộng vường đến trường quay”, được thí điểm tại xã Mỹ Hương, huyện Mỹ Tú, Sóc Trăng. Mô hình là 1 hộ nông dân, canh tác trên ½ ha đất trồng lúa, được đầu tư 100% chi phí đầu vào (giống, phân bón, thuốc BVTV).

Cứ 2 tuần/lần chương trình đưa các nhà khoa học xuống, xem sổ nhật ký đồng ruộng, nghe nông dân nói, hỏi về sự phát triển của cây lúa trong mô hình, sau đó lội ruộng, trao đổi trực tiếp với nông dân, hướng dẫn nông dân chăm sóc cây lúa thời gian tiếp theo...

Thành công của mô hình ngay sau vụ thí điểm, với số lãi thu được trên 50% cho hộ nông dân, và hình ảnh sống động trên truyền hình có sức lan tỏa lớn… đã đưa Ban Tổ chức tới quyết định nhân rộng mô hình ra khắp 13 tỉnh thành Nam Bộ vào vụ Đông Xuân 2014 - 2015.

GS.TS Mai Văn Quyền, Chủ tịch Hội đồng cố vấn khoa học, Cty Bình Điền, nguyên Phó Viện trưởng Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam, bày tỏ: “Khi nhận được câu hỏi, thư hỏi của nông dân, tôi đều ráng thu xếp thời gian để tập trung trả lởi bà con sao cho nhanh nhất, đầy đủ nhất. Vì có những câu hỏi nếu không trả lời nhanh thì không còn tác dụng giải đáp nữa, như: Tôi sạ lúa đã 18 ngày, giờ bón phân đợt 2 thì cần phân gì là tốt nhất? 18 ngày tuổi là đúng lúc bón phân đợt 2 cho lúa rồi, phải trả lời liền bằng điện thoại mới kịp cho bà con”.

PGS.TS Nguyễn Văn Bộ, nguyên GĐ Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam: “Bình Điền rất năng động, luôn có tầm nhìn xa, gắn kết chặt chẽ với các nhà khoa học, đưa nhanh những tiến bộ khoa học từ nước ngoài về, sản xuất ra những sản phẩm phân bón có hàm lượng dinh dưỡng cao, thích hợp với từng vùng đất, từng loại và từng thời kỳ sinh trưởng của cây trồng với tiêu chí “giảm lượng bón, giảm chi phí đầu tư nhưng vẫn đạt năng suất cao, chất lượng nông sản tốt, góp phần bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sinh thái. 

Điển hình là các sản phẩm có phối trộn hoạt chất Agrotain, Avail, penac… Có "thực đơn" chính xác cho cây trồng và đưa đến cho nông dân bằng nhiều con đường, với những nỗ lực rất cao, mà chương trình này là một kênh chuyển giao kỹ thuật hữu dụng”.


Tác giả bài viết: Theo Trần Đình Thế (Báo Nông nghiệp Việt Nam)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập383
  • Hôm nay47,065
  • Tháng hiện tại822,343
  • Tổng lượt truy cập91,996,072
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây