Học tập đạo đức HCM

Canh tác rau hữu cơ thu nhập gấp đôi

Thứ bảy - 20/10/2018 02:27
Từ năm 2016, huyện Thanh Trì đã giúp các hộ dân trồng rau an toàn, xây dựng thương hiệu rau VietGAP.
img_3108.JPG
Sản xuất rau hữu cơ hộ ông Minh (Duyên Hà).

Xã Duyên Hà (Thanh Trì) là vùng trồng rau truyền thống của Thủ đô. Khi Thành ủy Hà Nội có Chương trình 02 - Ctr/TU về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 - 2020, huyện Thanh Trì đã có nhiều nỗ lực trong việc giúp các hộ dân trồng rau an toàn; xây dựng thương hiệu rau VietGAP. Mạnh dạn hơn, một số hộ đã chuyển sang trồng rau hữu cơ; vừa cho thu nhập cao gấp đôi, vừa giúp cải tạo đất, nước và bảo vệ môi trường.

Liên kết sản xuất rau hữu cơ

Ông Phạm Văn Minh ở xóm 4 Đại Lan cho biết, gia đình có 1.100m2 đất sản xuất. Do ở vùng bãi sông Hồng nên địa phương ông có truyền thống trồng rau lâu đời. Đặc biệt là trên 10 năm nay, xã đã định hướng người dân sản xuất rau an toàn, rau VietGAP, theo chủ trương của huyện, Sở Nông nghiệp và PTNT. Tuy nhiên, năm 2014, nhận thấy trồng rau hữu cơ  cho thu nhập cao hơn nên ông đã chuyển hướng.

Theo ông Minh, sản xuất rau hữu cơ phải tuân thủ nguyên tắc  “5 không”: không phân bón hóa học; không thuốc trừ sâu độc hại; không chất biến đổi gen; không sử dụng chất kích thích sinh trưởng; không sử dụng thuốc diệt cỏ. Đây chính là phương thức canh tác thân thiện với môi trường.

Mặt khác, canh tác hữu cơ còn có đặc điểm: rau sinh trưởng tự nhiên nên tăng trưởng chậm hơn nhưng ăn ngon, đậm đà hơn, nhất là đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Khi cây trồng có vấn đề về sâu bệnh, được xử lý bằng chế phẩm sinh học pha chế từ gừng, ớt, tỏi; các loại dược liệu như sả, quế, hồi; trồng hoa dẫn dụ, bẫy bả côn trùng, hoặc bắt thủ công. Về chủng loại, vẫn là các giống rau truyền thống như: mồng tơi, rau muống, rau dền, rau cải các loại, cà chua, cà rốt, củ cải, su hào, bắp cải.

“Việc tuân thủ 5 nguyên tắc “vàng” đã tạo ra sản phẩm chất lượng cao và lợi nhuận tăng gấp đôi. Ưu điểm lớn nhất của rau hữu cơ là giá cả luôn ổn định, dao động từ 20.000 - 25.000 đồng/kg, gấp  2 - 2,5 lần so các loại rau khác, nhưng vẫn được người tiêu dùng đón nhận. Nhận thấy đây là hướng đi bền vững, vì vậy, ngoài diện tích được giao, gia đình tôi đã thuê thêm 1.700m2 để sản xuất, nâng tổng diện tích rau hữu cơ lên 2.800m2,  thu lãi 10 - 12 triệu đồng/tháng; nếu trồng rau an toàn thì chỉ được một nửa.

Để tiếp cận khoa học kỹ thuật, giống mới, phương thức sản xuất mới và đặc biệt là ổn định đầu ra cho sản phẩm, tôi đã liên kết với Công ty Anstcom để được chuyển giao khoa học công nghệ; được cung cấp phân bón hữu cơ và ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm, từ đó yên tâm tập trung sản xuất, thâm canh tăng năng suất cây trồng”, ông Minh chia sẻ.

Hướng canh tác bền vững

Hiện, mô hình trồng rau hữu cơ ở Thanh Trì chưa nhiều, song đây là hướng canh tác bền vững, vì vậy, huyện đã phân công Phòng Kinh tế, xã Duyên Hà liên kết với Công ty Anstcom xây dựng mô hình nhóm hộ trồng rau hữu cơ. Theo đó, vận động các hộ gia đình tham gia, tổ chức tập huấn quy trình chăm sóc và bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá thành ổn định; quy mô ban đầu 1,4ha.

Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Tuyết Anh, Phó trưởng Phòng Kinh tế huyện Thanh Trì, cho biết: “Thực hiện Nghị quyết số 87 HĐND ngày 29/7/2016 về việc củng cố và nâng cao hiệu quả vùng sản xuất rau an toàn tập trung huyện Thanh Trì giai đoạn 2016 - 2020, trong đó có triển khai thí điểm mô hình sản xuất rau hữu cơ, Tổ tập huấn đã chuyển giao khoa học kỹ thuật,  hướng dẫn quy trình trồng rau hữu cơ cho 1.380 lượt người tham dự. Đồng thời, hướng dẫn các hộ trực tiếp sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP; lựa chọn mua cây giống, sử dụng thuốc BVTV, phân bón; thời gian cách ly khi thu hoạch”.

Địa phương cũng đã tổ chức hội nghị giữa các hộ dân với doanh nghiệp để thống nhất  nội dung liên quan đến mô hình liên doanh, liên kết sản xuất, tiêu thụ rau an toàn theo chuỗi. Đảm bảo có thể truy xuất nguồn gốc từ hộ sản xuất đến người tiêu dùng. Thực hiện thí điểm 1 mô hình sản xuất rau hữu cơ theo liên kết chuỗi với  Anstcom/ diện tích 2.800m2, gồm các chủng loại rau truyền thống của địa phương. Quá trình sản xuất luôn có sự hướng dẫn, giám sát kỹ thuật của Phòng Kinh tế, Trạm BVTV huyện Thanh Trì và Công ty Anstcom. Huyện hỗ trợ 100% kinh phí mua cây giống; Công ty Anstcom cung cấp phân bón hữu cơ, hỗ trợ nông dân canh tác, bao tiêu sản phẩm...

Nhờ áp dụng đúng quy trình, bố trí cây trồng hợp lý theo hợp đồng tiêu thụ, nên đã có nhiều sản phẩm rau chất lượng cao, trung bình mỗi ngày cung cấp 50 - 100kg rau các loại/2.800m2.

Từ thắng lợi trên, năm 2018, ông Minh nhân rộng diện tích rau hữu cơ lên 1,04ha và đã có thêm 1 hộ nữa tham gia. Theo đó, địa phương tiếp tục tuyên truyền, phân công cán bộ đến từng hộ gia đình để vận động, phấn đấu nâng diện tích trồng rau hữu cơ lên 5ha.

http://kinhtenongthon.vn/

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập421
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại231,804
  • Tổng lượt truy cập85,138,840
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây