Học tập đạo đức HCM

Mẫu nông dân thời hội nhập

Thứ sáu - 19/10/2018 06:26
Vượt khó, đam mê và sáng tạo là những gì nhận thấy qua 6 mùa tôn vinh nhà nông, nhà khoa học “chân đất” trong chương trình Tự hào nông dân Việt.
img_3441.JPG
Bà Nguyễn Thị Nga (Bến Tre) chăm sóc dàn hoa cảnh.

Thành công từ  đam mê, vượt khó

Với 63 gương nông dân xuất sắc đại diện cho lớp nông dân thế hệ mới, dám nghĩ, dám làm được tôn vinh trong năm nay, Ban tổ chức kỳ vọng những cách làm mới sẽ tiếp tục lan tỏa, tạo động lực giúp quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới của các địa phương đạt thành tựu bền vững.

Đơn cử mô hình hoa treo kiểng trồng trong nhà kính ứng dụng công nghệ máy tưới tự động của bà Nguyễn Thị Nga, xã Vĩnh Thành (Chợ Lách - Bến Tre). Bà Nga cho biết, trước đây, gia đình bà làm cây giống các loại: sầu riêng, chôm chôm, mít, xoài  được vài năm thì chuyển sang nghề trồng hoa. Sau 12 năm theo đuổi nghề trồng hoa, bà đã có cơ ngơi và thành công như ngày nay.

Khởi đầu, từ 1.000m2 trồng cây giống, bà Nga mạnh dạn vay 30 triệu đồng mua hoa giống. Sau đó, bà mua thêm các loại hoa trong nước, để làm phong phú thêm chủng loại hoa và nâng diện tích vườn lên 15.000m2; lắp đặt 3 dàn hoa chậu. Cứ miệt mài với hoa hơn 10 năm ròng như vậy, bà có hàng trăm ngàn chậu hoa cảnh; với đủ chủng loại như: hoa đô la, đồng tiền, đại phát tài, hạt dưa trắng, hạt ngọc, son môi và hàng chục loài lan khác nhau. Giá mỗi chậu hoa 10.000 - 120.000 đồng. Ngoài tiêu thụ trong tỉnh, hàng năm bà còn xuất hoa đi các địa phương khác như: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Kiên Giang, Đồng Tháp…, bình quân đạt 150.000 - 250.000 chậu/năm.  

Ghi nhận những đóng góp trên, tỉnh Bến Tre đã tạo điều kiện để bà đi tham quan, học hỏi ở nước bạn Thái Lan. Mặc dù, mô hình vườn của bạn không lớn bằng gia đình bà, song, bù lại, bà học được ở họ cách quản lý nhân viên, trang trại, kỹ thuật canh tác. Cách trồng hoa trong chậu nhựa, vỏ ốc, gáo dừa và liên kết chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với các đối tác.

Nhờ niềm đam mê, chịu khó học hỏi, đến nay tổng thu nhập từ mô hình trồng hoa của bà đạt 5,3 tỷ đồng/năm, lợi nhuận đạt 1,6-2,5 tỷ đồng/năm, bà được UBND tỉnh tặng Bằng khen về thành tích trong phong trào nông dân sản xuất giỏi; đạt danh hiệu Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương (năm 2017)... Đặc biệt, năm nay, bà được tỉnh lựa chọn tham dự Lễ vinh danh Nông dân sản xuất giỏi tại Hà Nội.

Sáng tạo để thành công 

Nói đến tính sáng tạo, phải kể đến thành công của nhà khoa học “chân đất” Đinh Văn Giang, xã Sông Khoai (TX. Quảng Yên, Quảng Ninh). Bằng công nghệ gia công cơ khí chế tạo máy, ông đã thành công với mô hình chế tạo máy phục vụ nông nghiệp, ngư nghiệp…, đạt doanh thu hơn 8 tỷ đồng/năm, lợi nhuận  700 triệu đồng/năm.

Ông Giang cho biết, nơi ông sinh sống là xã thuần nông ven biển, ngoài trồng lúa chỉ có nghề đánh cá, chăn nuôi, nhưng do làm thủ công nên năng suất không cao. Thấy bà con vất vả tứ bề, lợi nhuận thấp, vì sản xuất thủ công, tốn nhiều sức; ông mày mò, nghiên cứu sáng chế ra máy chế biến thức ăn gia súc đa năng, giảm công sức, chi phí cho người dân. Nhờ nỗ lực không ngừng, năm 2000, ông đã thành công trong việc sáng chế máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm đa năng. Sáng chế  đoạt giải nhì tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn Quảng Ninh, lần thứ I (2011-2012). Ông đã cung cấp hàng nghìn chiếc máy tiện lợi nói trên cho người chăn nuôi trong và ngoài nước.

Là nhà nông chân đất,  vừa mày mò nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm; vừa tiếp thu ý kiến khách hàng, ông Giang đã mạnh dạn mở xưởng sản xuất mang tên mình. Chỉ sau thời gian ngắn, nhiều chủng loại máy chế biến thức ăn gia súc, loại 15 mã lực, động cơ 7,5 kW, dùng điện 3 pha, và điện 1 pha 2,2 kW, vô cùng tiện lợi đã ra đời. Chỉ sau một giờ đã thái, băm, nghiền, trộn được 600-800kg thức ăn; đảm bảo cung cấp cho 500 con lợn/ngày, giải phóng sức lao động cho 50 công nhân/ngày. Nét độc đáo của máy là, gộp 4 chức năng liên hoàn với nhau: nghiền, băm, xay, trộn; tiết kiệm được rất nhiều thời gian và nguyên liệu.

Hiện, ông Giang có trên 20 sản phẩm đa dạng, phong phú, nhiều kích cỡ, thích hợp với mọi tầng lớp nông dân, từ chăn nuôi nhỏ lẻ, đến quy mô trang trại. Đặc biệt, các sản phẩm trên đã được đăng ký bản quyền, tiêu thụ 1.500 sản phẩm/năm; trong đó 80% là máy nghiền thức ăn gia súc; 20% các loại máy khác, được đông đảo khách hàng và nông dân cả nước tin dùng, ngưỡng mộ. 

“Một vinh dự lớn, bất ngờ đối với tôi, đó là ngày 14/10/2018, được quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tiếp đón tại Phủ Chủ tịch, cùng với 62 nông dân tiêu biểu trên cả nước. Không những tôi được phát biểu tại buổi gặp mặt long trọng đó, mà còn được nghe quyền Chủ tịch nước khen ngợi là nông dân sáng tạo, vượt khó trong lao động. Ngoài ra, chúng tôi còn được động viên cần có nhiều sáng kiến hơn nữa, để hội nhập quốc tế. Nhất là Việt Nam đang phấn đấu có nhiều sản phẩm nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, phục vụ người dân trong nước và xuất khẩu”, ông Giang chia sẻ.  

Lời ngợi khen, nhắn nhủ chân tình

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Thào Xuân Sùng khẳng định, 63 Nông dân Việt Nam xuất sắc 2018 là những hội viên, nông dân có thành tích tiêu biểu nhất trong 3 phong trào thi đua lớn,  gồm: “Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”; “Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới” và “Phong trào nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh”...

“63 nông dân Việt Nam xuất sắc 2018 được bình chọn đều là những nông dân năng động, sáng tạo, có ý chí vượt khó làm giàu và sống có trách nhiệm, nghĩa tình với cộng đồng, đặc biệt có đóng góp thiết thực, tiêu biểu trong Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới...”, ông Sùng nhấn mạnh.

Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cũng bày tỏ sự khen ngợi các gương nông dân tiêu biểu: “Trong mỗi bước tiến lên của đất nước, đều in đậm dấu chân, hình ảnh người nông dân, với những đóng góp lớn lao, đáng tự hào. Đặc biệt, 63 Nông dân Việt Nam xuất sắc hôm nay là những người đại diện cho lớp nông dân mới, trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và hội nhập quốc tế. Họ thực sự là những bông hoa đẹp, tô thắm thêm truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, anh dũng, kiên cường của con người Việt Nam, giai cấp nông dân Việt Nam”.

http://kinhtenongthon.vn/

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập232
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại910,032
  • Tổng lượt truy cập92,083,761
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây