Học tập đạo đức HCM

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng: Cú hích giúp người dân thoát nghèo

Thứ năm - 25/08/2016 10:32
Những năm qua, diện mạo nông thôn ở vùng cao Lào Cai đã có nhiều khởi sắc, tình trạng nghèo đói, lạc hậu từng bước được đẩy lùi, cuộc sống của người dân được cải thiện đáng kể, đó là kết quả nỗ lực của các cấp, các ngành, đặc biệt là của người dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp mang lại kinh tế cao.
Người dân Mường Khương mở rộng diện tích trồng quýt.   Ảnh: Viết Vinh

Giữa trưa, trời nắng chang chang, nhưng anh Hà Mạnh Hồng, thôn Km 15, xã Bản Lầu (Mường Khương) vẫn miệt mài chăm sóc đồi dứa. Không kể mưa, nắng, ngày nào anh Hồng cũng cần mẫn nhổ cỏ, tỉa lá già úa, nên đồi dứa lúc nào cũng xanh tốt. Anh Hồng phấn khởi cho biết: “Đồi dứa này là nguồn thu chính hằng năm của gia đình tôi. Chính vì vậy, ngày nào vợ chồng tôi cũng phải đến kiểm tra, chăm sóc để kịp thời phát hiện và xử lý khi có dấu hiệu sâu, bệnh hại”. Mới 21 tuổi, nhưng cơ ngơi mà anh Hồng có được như ngày hôm nay, khiến nhiều người phải bất ngờ và khen ngợi. Ngôi nhà kiên cố, khang trang của vợ chồng anh Hồng xây dựng, trị giá hơn 300 triệu đồng, tuy không phải là to, đẹp nhất thôn Km 15, nhưng đã khẳng định nỗ lực thoát nghèo, vươn lên làm giàu của vợ chồng người Mông trẻ tuổi này.

Được biết, anh Hồng sinh ra trong gia đình nghèo, đông anh em, nên không được học hành đến nơi, đến chốn. Ngay từ ngày đầu lập gia đình, anh Hồng đã xác định được cách duy nhất để anh thoát nghèo là phải chăm chỉ lao động, sản xuất, đó là phải áp dụng triệt để tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa cây con mới vào trồng trọt, chăn nuôi. “Khi tham quan các mô hình sản xuất trong xã, thấy dứa là cây trồng phù hợp với đất Bản Lầu, nên tôi nghĩ đến sẽ trồng cây này thay cho cây ngô đang ngày một cho năng suất thấp đi. Sau gần 5 năm đưa cây dứa về trồng, hiện mỗi năm gia đình có thu nhập khoảng 100 triệu đồng. Ngoài ra, tiền bán ngô, thóc, lợn, gà… cũng giúp gia đình tôi có thêm nguồn thu đáng kể. Tổng thu của gia đình tôi khoảng 200 triệu đồng/năm”, anh Hồng cho biết thêm. Hiện, gia đình anh Hồng tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích trồng cây dứa và trồng thêm một số loại cây khác như: Chè, cao su, chuối…

Hầu Thào là một trong những xã khó khăn nhất của huyện Sa Pa. Người dân thường nói vui với nhau Hầu Thào “đá nhiều hơn đất”, nên người dân nơi đây chỉ canh tác được những cây có giá trị kinh tế thấp, như ngô, sắn. Hằng ngày, chứng kiến cảnh bà con trong thôn đối diện với khó khăn, nên anh Má A Nhà, thôn Hang Đá, xã Hầu Thào không thể khoanh tay đứng nhìn. Nhận thấy cây trúc bản địa phát triển tốt ở Hầu Thào, nên anh Má A Nhà đã vận động bà con trong thôn trồng và mở rộng diện tích. Sau một thời gian trồng và chăm sóc, những khóm trúc đã đến kỳ thu hoạch, anh Nhà hướng dẫn người dân trong thôn cách làm ra những sản phẩm thủ công, phục vụ cho sinh hoạt và bán ra thị trường; bước đầu những sản phẩm làm từ cây trúc đã mang lại thu nhập khá cho nhiều gia đình. Không dừng lại ở đó, anh Má A Nhà tiếp tục tìm tòi, học tập kinh nghiệm chăm sóc gia cầm để thời gian tới xây dựng trang trại chăn nuôi. “Gà bản địa ở Hầu Thào thịt thơm ngon, nên được rất nhiều du khách ưa chuộng, nhất là khi du lịch homstay phát triển. Trong thời gian tới, nếu tìm được quỹ đất đủ rộng, tôi sẽ xây dựng trang trại nuôi gà bản địa rộng hơn, có thể nuôi từ vài trăm đến nghìn con, hy vọng đây sẽ là hướng thoát nghèo, vươn lên làm giàu không chỉ cho bản thân, mà còn với những nông dân nơi đây”, anh Nhà tâm sự.

Đến vùng hạ huyện Sa Pa, chúng tôi được chứng kiến người dân ở các xã như Thanh Kim, Thanh Phú, Bản Phùng, Nậm Sài… tích cực đưa những cây trồng mới như ớt, cam… vào trồng thử nghiệm, hiệu quả kinh tế do các cây trồng mới mang lại đã giúp nhiều hộ vươn lên thoát nghèo. Hiện nay, thôn Bản Sái và thôn Bản Pho, xã Bản Phùng có khoảng 60 hộ dân đưa vào trồng cây ớt Mường Khương. Theo đánh giá, cây ớt Mường Khương phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Bản Phùng, dễ trồng, chống được nhiều loại sâu bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt; năng suất bình quân đạt 6 tấn/ha, với giá bán từ 16.000 - 20.000 đồng/kg ớt tươi, tính ra mỗi ha ớt mang lại thu nhập từ 90 - 120 triệu đồng/năm, cao hơn nhiều so với trồng những cây truyền thống. Với nhiều gia đình ở Bản Phùng, giờ đây ớt đã trở thành cây trồng chủ lực, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Ông Nguyễn Văn Thành, Trưởng phòng Kinh tế huyện Sa Pa, cho biết: Những năm qua, người dân ở một số xã trên địa bàn huyện đã mạnh dạn đưa cây, con mới vào trồng trọt, chăn nuôi. Bước đầu, những cây, con mới đã mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần giúp người dân thoát nghèo bền vững.

Với ý chí và nghị lực của người dân, cùng sự hỗ trợ, giúp đỡ tích cực từ các cấp, ngành, hy vọng trong thời gian tới, nhiều cây trồng, vật nuôi mới sẽ được đưa vào sản xuất, chăn nuôi, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân vùng cao Lào Cai.

Theo Báo Lào Cai

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập722
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại770,186
  • Tổng lượt truy cập93,147,850
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây