Học tập đạo đức HCM

Ngã rẽ cuộc đời từ cây bưởi da xanh

Thứ năm - 25/08/2016 21:48
Từ chỗ chỉ biết đến trồng tiêu, cà phê, giờ đây nhiều hộ nông dân xã Sông Xoài, huyện Tân Thành (Bà Rịa – Vũng Tàu) đã khá giả với cây bưởi da xanh nhờ sự đi đầu về chuyển đổi cây trồng mát tay của anh Hồ Văn Kiệt.

Dưới tán cây bưởi da xanh xum xuê, trĩu quả, anh Kiệt thổ lộ: “Thật lòng khi đến với cây bưởi da xanh, tôi đã cùng đường vì trắng tay với cây cà phê. Không ngờ ngã rẽ đó lại giúp tôi thành công cho đến hôm nay”.

Cái khó ló cái khôn

Anh Hồ Văn Kiệt kiểm tra bưởi trồng theo chuẩn VietGAP trong vườn nhà. Ảnh: T.Đ

Hiện HTX có hơn 10 thành viên là người dân tộc Châu – ro. Sau thời gian theo trồng cây bưởi da xanh, số hộ này thu nhập 300 – 500 triệu đồng mỗi năm. Con cái họ được ăn học đến nơi, đến chốn; sắm đủ phương tiện đắt tiền...”.

Anh Hồ Văn Kiệt

 

 

Anh Kiệt kể, quê ở Long An, năm 1997, bán ít đất ruộng anh khăn gói về đất Sông Xoài mua 4 sào đất cà phê với hy vọng đổi đời. Tuy nhiên, người tính không bằng trời tính, vườn cà phê, cứ chết dần.  Rồi một ngày anh “ngộ” ra không dễ ăn với cây cà phê thì đám vườn cũng đã xác xơ. Cuối cùng gia sản của anh chỉ còn 4 sào đất hoang tàn và cái máy nổ.

Không cam chịu thất bại, anh mang máy nổ đi bán được 2 triệu đồng rồi tìm đến Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam hỏi về kỹ thuật trồng cây ăn trái. Tại đây, anh dốc hết tiền mua giống bưởi Năm Roi về trồng. “Tôi nhận ra rằng, thời điểm cây cà phê, cây tiêu ở đây cần nước tưới thì cây bưởi chưa cần và ngược lại, nên trồng bưởi không lo thiếu nước tưới”- anh Kiệt tiết lộ.
 

Cái khó nhất của anh Kiệt là khi trồng bưởi còn “chưa biết trái bưởi mặt mũi ra sao”. Để bù đắp kỹ thuật trồng bưởi anh lấy kỹ thuật từ trồng cây chanh, cây cam mà thực hiện. Anh miệt mài với cây bưởi từ tờ mờ sáng đến tối mịt mới về nhà. Trời không phụ lòng người, vụ đầu tiên anh thu được hơn 7 tấn bưởi, bán được khoảng 40 triệu đồng.

Thừa thắng, anh mua thêm đất để mở rộng diện tích trồng bưởi. Lúc này, thấy nhu cầu thị trường đang chuộng bưởi da xanh, anh chuyển sang trồng loại bưởi này. “Hiện tôi đang làm gần 3ha bưởi da xanh. Chất lượng bưởi tôi trồng vượt trội về màu sắc, múi mọng nước, thơm ngon hơn các loại bưởi da xanh ở các vùng khác trồng. Vì vậy, giá bưởi của tôi cao hơn 10.000 đồng/kg so với bưởi da xanh khác” - anh Kiệt đánh giá.

Theo anh Kiệt, chất lượng bưởi được như thế là do quy trình chăm sóc riêng, thời gian cách ly hợp lý từ khi bón phân cho cây lần cuối đến khi xuất bán trái ra thị trường… Mỗi năm, anh thu cả tỷ đồng lợi nhuận từ vườn bưởi.
 

Mộng làm bưởi sạch

Anh Hồ Văn Kiệt (trái) đang bàn chuyện trồng bưởi với một số thành viên HTX Bưởi da xanh Sông Xoài. Ảnh: T.Đ

Năm 2013, anh Kiệt thành lập HTX Bưởi da xanh Sông Xoài để cung cấp cây giống và dịch vụ phụ trợ đi kèm cho nông dân trồng bưởi. “Phải thành lập HTX để nông dân hỗ trợ lẫn nhau vì hầu hết vườn của bà con đều manh mún, nhỏ lẻ” - anh nói.

Hiện số thành viên HTX có 120 người với tổng diện tích 135ha, trong đó có 10 hộ với 12,7ha đang làm bưởi VietGAP. “HTX đang tổ chức trồng bưởi sạch để giữ giá sản phẩm ổn định cho thành viên”- anh Kiệt chia sẻ. Theo đó, tại HTX, ngoài việc phải làm đúng quy trình trồng bưởi theo chuẩn VietGAP, trước khi xuất bán trái bưởi sẽ được bóc ra thử chất lượng, nếu đạt bưởi sẽ được dán nhãn của HTX và tung ra thị trường. Phần lớn bưởi da xanh HTX Sông Xoài được bán tại thị trường Bà Rịa – Vũng Tàu, TP.HCM và Hà Nội.

Anh Kiệt cho biết thêm, HTX đang có kế hoạch mở rộng số lượng thành viên làm bưởi VietGAP để nâng tổng diện tích trồng bưởi theo chuẩn an toàn lên cao hơn nữa. Việc cây bưởi bám rễ trên đất Sông Xoài không những giúp nông dân vùng này ngày càng giàu có mà còn giúp một số hộ đồng bào dân tộc thiểu số có đời sống no đủ hơn. 

Trần Đáng
Nguồn: Danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập451
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại871,525
  • Tổng lượt truy cập92,045,254
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây