Sử dụng chất cấm bị đẩy lùi khi việc kí cam kết đã được thực hiện đến các hộ chăn nuôi.
Trong năm 2015 và đặc biệt kì giáp Tết Nguyên đán năm 2016, được coi là thời gian căng thẳng nhất của việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Có những lúc, trong thời gian ngắn, Thanh tra Bộ NN&PTNT kết hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49) tiến hành lấy 89 mẫu phân tích là thức ăn chăn nuôi của các Công ty nghi vấn, qua phân tích, đã có tới 23 mẫu dương tính với chất cấm Salbutamol trong đó có 16 mẫu là vượt ngưỡng.
Cũng trong thời gian này, 13 cơ sở sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi tại các tỉnh như Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội… bị thanh tra đột xuất, đã xác định và phát giác ra nhiều công ty có sử dụng Salbutamol và chất tạo màu công nghiệp (Auramine).
Quá trình điều tra nguồn cung cấp Salbutamol, Thanh tra Bộ và C49 đã tiến hành xác định và đang điều tra làm rõ một công ty dược có hành vi buôn bán 5 tạ chất Salbutamol chưa đúng mục đích sử dụng… Trước những nguy hại trên, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi đã phải nâng “khung” xử phạt với việc sử dụng chất cấm có thể bị áp dụng mức phạt 20 năm tù, bị phạt tiền tới 1 tỷ và bị cấm sản xuất, kinh doanh thay vì chỉ bị xử phạt hành chính như trước đây.
Để nâng cao ý thức, tiến tới xóa sổ việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, nhiều biện pháp tuyên truyền răn đe đã được đưa ra. Và tính đến thời gian này, chúng ta đã có những kết quả bằng sự chung sức của người dân khi 285.878 hộ cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
Phong trào ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã triển khai tại 55/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Thống kê từ các địa phương cho thấy, trong 285.878 hộ đã ký cam kết có 276.065 hộ chăn nuôi, chiếm 96,6% và 9.813 hộ thuộc đối tượng khác có liên quan (hộ kinh doanh thức ăn chăn nuôi, hộ kinh doanh thuốc thú y và giết mổ gia súc, gia cầm), chiếm 3,4%.
Vùng có số lượng hộ ký cam kết nhiều nhất là đồng bằng sông Hồng có 181.505 hộ, chiếm 63,5% tổng số hộ đã ký của cả nước, tiếp đến là Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung có 54.835 hộ, chiếm 19,2%; Trung du và miền núi phía Bắc có 20.175 hộ, chiếm 7,1%; đồng bằng sông Cửu Long có 16.023 hộ, chiếm 5,6%; Đông Nam bộ có 10.023, chiếm 3,8%; Tây Nguyên 2.562 hộ, chiếm 0,9%.
Theo Cục Chăn nuôi, nằm trong khuôn khổ “Chương trình 100.000 hộ chăn nuôi cam kết không sử dụng chất cấm” do Cục Chăn nuôi, Hiệp Chăn nuôi Việt Nam và Tập đoàn Masan (cụ thể là Công ty Anco và Công ty Proconco), đến nay đã thực hiện ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tại 19 tỉnh với 55.546 hộ đã đăng ký.
Cũng theo Cục chăn nuôi, trong thời gian tới cần tiếp tục duy trì việc tuyên truyền các hộ đã tham gia ký cam kết không sử dụng chất cấm thực hiện tốt các nội dung đã cam kết. Đồng thời thực hiện các giải pháp giám sát xã hội để đảm bảo việc ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi có hiệu quả thiết thực và bền vững. Liên quan đến vấn đề, Cục Thú y cho hay, việc sử dụng chất cấm thời gian vừa qua đã giảm rất rõ rệt.
Cụ thể, tháng 5/2016 chỉ còn 1,31% (14/1.063 mẫu - Hà Nội 7 mẫu, Hải Phòng 5 mẫu, Bình Dương 2 mẫu) có biểu hiện. Đến tháng 6, đối với chất Salbutamol chỉ phát hiện có 2 mẫu ở Bình Dương trên tổng số 985 mẫu, như vậy chỉ còn 0,2%, giảm tới 9,6% so với tháng 1/2016; thịt cũng không phát hiện mẫu nào.
Theo Phương Nguyên/daidoanket.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;