Học tập đạo đức HCM

Trưởng bản làm kinh tế giỏi

Chủ nhật - 28/08/2016 11:44
Không chỉ làm tốt vai trò của người trưởng bản, anh Sùng Có Mù (SN 1981, bản Lù Suối Tổng, xã Làng Mô, huyện Sìn Hồ) còn là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

Khi lập gia đình (năm 1994), cuộc sống gia đình anh Mù rất khó khăn do thu nhập cả năm chủ yếu dựa vào một vụ ngô nương, lại canh tác theo kiểu “nhờ trời” nên năng suất thấp, ngô không đủ ăn. Để vươn lên thoát nghèo, anh mạnh dạn vay 30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đầu tư chăn nuôi. Ban đầu anh nuôi 8 con dê, 10 con lợn, 30 con gà vịt. Thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc, đàn vật nuôi của gia đình anh thường bị bệnh, hiệu quả kinh tế không cao.

Anh Sùng Có Mù chăm sóc đàn trâu.

 

Được sự động viên của gia đình, anh tiếp tục học hỏi qua sách bào, tham gia các lớp tập huấn chăn nuôi, thú y mà xã, huyện tổ chức. Đến năm 2013, anh Mù vay mượn thêm của anh em và cùng với số vốn tích cóp trong 2 năm trước mở rộng quy mô sản xuất. Anh tập trung nuôi lợn, dê, gà, trâu sinh sản và trồng 2ha lúa. Sau một năm thực hiện, gia đình anh đã thu trên 180 triệu đồng từ bán gia súc, gia cầm, nông sản.

Anh Mù tâm sự: “Thấy cuộc sống vất vả, ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, mình nghĩ không biết bao giờ thoát được đói nghèo. Nhưng rất may, năm 2011, khi nghe xã thông báo tín chấp với Ngân hàng cho bà con vay vốn phát triển sản xuất, tôi quyết định vay đầu tư vào chăn nuôi và trồng lúa. Ban đầu khi đàn vật nuôi bị bệnh thì nản lắm. Nhưng nghĩ lại muốn thoát cảnh đói nghèo phải chịu khó, quyết tâm làm lại từ đầu”.

Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, từ số tiền có được anh dành một ít để trang trải cuộc sống, đồng thời tiếp tục tái đầu tư tăng đàn, mở rộng diện tích và áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăm sóc, phòng trừ bệnh dịch. Nhờ đó, năm 2014, từ thu hoạch trên 2 tấn thóc, 3 tấn ngô và bán gia súc gia cầm anh ước tính tổng thu nhập đạt 200 triệu đồng. Đặc biệt năm 2015, anh tập trung nuôi 10 con trâu theo hình thức nuôi nhốt mà không thả rông như trước, gieo trồng lúa lai trên toàn bộ 2ha ruộng và nuôi  thêm cá, vịt. Không phụ công lao cố gắng của anh, thu nhập ngày càng tăng, điều này không hề đơn giản đối với hộ đồng bào vùng khó khăn như xã Làng Mô.

Theo lời anh Mù, thị trường những năm gần đây nuôi trâu dễ tiêu thụ hơn, vả lại việc chăm sóc cũng như phòng trừ dịch bệnh đơn giản hơn nuôi lợn, gà. Thức ăn chỉ cần tận dụng đất đồi quanh nhà trồng cỏ, ngô là được, chi phí lại thấp”.

Khi bản thân đã thành công trong thực hiện mô hình phát triển kinh tế, trên cương vị trưởng bản, lời nói của anh đối với bà con cũng có giá trị hơn. Anh cùng với các tổ chức đoàn thể bản thường xuyên tuyên truyền, vận động bà con thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cũng như hưởng ứng các phong trào thi đua gắn với học tập và làm theo lời Bác Hồ thiết thực, thiệu quả. Cụ thể là tận dụng tiềm năng đồng đất thâm canh tăng vụ lúa, ngô, phát triển chăn nuôi đại gia súc; góp công sức xây dựng nông thôn mới; đoàn kết gắn bó tình làng nghĩa xóm; giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc… Ngoài ra, anh còn tích cực giúp đỡ bà con trong bản về cây, con giống, kỹ thuật chăn nuôi, sản xuất.

Nhận xét về sự nỗ lực của Trưởng bản Sùng Có Mù, ông Giàng A Kỷ - Phó Chủ tịch UBND xã Làng Mô cho biết: “Cấp ủy, chính quyền địa phương luôn đánh giá cao sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo của anh Mù. Anh không chỉ làm tốt vai trò một trưởng bản gương mẫu trong công tác xã hội mà còn làm kinh tế giỏi. Đây là tấm gương điển hình trong học tập, làm theo lời Bác của địa phương, xứng đáng để  chúng tôi tuyên truyền, nhân rộng mô hình tới Nhân dân trong xã”.  

Với sự nỗ lực cố gắng đó, 3 năm liên tục (2013 - 2015), anh Sùng Có Mù được công nhận là hội viên nông dân sản xuất kinh giỏi cấp xã. Dù vậy, với anh phần thưởng lớn nhất là anh đã “biến sỏi đá thành cơm” và khẳng định con đường làm giàu không khó, quan trọng là quyết tâm, dám nghĩ dám làm.

Theo Báo Lai Châu

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập169
  • Hôm nay28,111
  • Tháng hiện tại221,204
  • Tổng lượt truy cập92,598,868
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây