Học tập đạo đức HCM

Khi người dân... ngại đi học nghề

Thứ bảy - 27/08/2016 11:47
Nhằm nâng cao thu nhập, ổn định đời sống, tìm hướng phát triển việc làm mới cho người lao động, Thủ tướng Chính phủ đã kí quyết định thực hiện Đề án 1956. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt được, Đề án vẫn chưa đi vào nhận thức của một bộ phận người lao động.

Sau 3 năm triển khai Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) tại một số địa phương ở Hà Nội, nhiều người vẫn chưa biết đến chương trình này. Và do còn mập mờ về thông tin chính sách đào tạo nên người dân vẫn băn khoăn, hoài nghi.

Chị Nguyễn Thị Mùi (Duyên Thái - Thường Tín – Hà Nội) bày tỏ: “Tôi có nghe qua về việc đào tạo nghề sơn mài vốn có tại địa phương nhưng chưa tham gia bởi lo mất tiền học phí, công đi lại, mà không biết sau này học xong có tăng thu nhập hơn không”.

Không giống chị Mùi, một số người khi được hỏi về Đề án đào tạo nghề cho LĐNT rất ngạc nhiên, bất ngờ trước thông tin được dạy nghề miễn phí, anh Phạm Văn Tuấn (Văn Tự - Thường Tín – Hà Nội) cho biết: Có lớp dạy nghề cho lao động nhưng tôi chưa nghe thấy thôn, xã phổ biến gì cả, nếu được đào tạo nghề và có việc làm thu nhập ổn định tôi cũng đăng ký tham gia học.

Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng ngoại thành Hà Nội tập trung vào các lĩnh vực nghề như: trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, chế biến nông sản, quản lý tưới tiêu, và một số nghề phi nông nghiệp như khảm trai, sơn mài, thêu, sản xuất hàng mây tre đan…

 
 

 

Đề án đào tạo nghề cho LĐNT đang được triển khai thực hiện mạnh mẽ tại các địa phương trong cả nước. Nguồn ảnh: Internet

Hoài Đức là một trong các huyện tiên phong ngoại thành Hà Nội đã xây dựng được trung tâm đào tạo nghề cho LĐNT. Do tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều diện tích đất nông nghiệp của Hoài Đức bị thu hồi biến thành khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ, vì thế, lãnh đạo Huyện đã chú trọng đến Đề án đào tạo nghề nhằm tạo việc làm phù hợp với tiềm năng địa phương giúp người lao động tăng thu nhập.

9 tháng đầu năm 2012, Hoài Đức đã tổ chức được 12 lớp cho 765 LĐNT, đạt 42,8% kế hoạch. Kết quả đánh giá của Trung tâm Dạy nghề huyện Hoài Đức, thì số LĐ được học nghề những năm qua vẫn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng số LĐNT có nhu cầu học nghề trên địa bàn. Đề án còn khá mới mẻ trong dân.

Trao đổi với báo chí về Đề án đào tạo nghề, bà Đào Thị Hương Lan – Phó trưởng phòng Quản lý đào tạo – Vụ tổ chức các bộ (Bộ NN – PTNT) cũng thừa nhận: “Đề án đào tạo nghề cho LĐNT thực sự chưa đi sâu vào trong dân, nhận thức của người lao động về đề án này còn rất mù mờ. Chúng tôi đi thực tế về các xã kiểm tra, nhiều khi hỏi chính người ở xã cũng không biết đến Đề án này nói gì người lao động”.

Bà Lan cũng chia sẻ thêm: “Đề án đào tạo nghề nhiều người lại nhầm tưởng sang chương trình khuyến nông, có thể do mới thực hiện và được chỉ đạo triển khai từ trên xuống nên chưa sâu, sát đến tận trong dân. Hiệu quả đạt được chưa tốt như mong muốn”.

Nói về nguyên nhân Đề án sau 3 năm thực hiện nhưng dân vẫn bỡ ngỡ, hoài nghi, bà Lan cho biết: “Công tác tuyên truyền Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ chưa sâu rộng, mặc dù chúng tôi có dành một chuyên trang trên báo Nông Nghiệp Việt Nam, truyền hình VTC16 tuyên truyền về Đề án này nhưng hiệu quả còn kém, nhiều LĐNT chưa biết được quyền lợi của mình khi đi học”.

Do thực hiện Đề án từ trên xuống nên người lao động tại các địa phương vẫn thụ động trong việc chọn nghề mình học, công tác tuyên truyền còn hạn chế. Ngoài ra, một số địa phương vẫn chưa thành lập được trung tâm dạy nghề như: Quốc Oai, Mỹ Đức, Phúc Thọ, việc phân bổ kinh phí đào tạo nghề hàng năm còn chậm, muộn. Vì vậy, để Đề án ngày càng sâu, rộng, hiệu quả tốt thì sự tích cực từ người lao động, lãnh đạo địa phương và công tác tuyên truyền đều phải được nâng cao.

Góp ý về vấn đề này, bà Hương Lan bày tỏ: “Để chương trình dạy nghề cho LĐNT đạt hiệu quả, cần làm tốt công tác tuyên truyền kết hợp với tư vấn học nghề, lấy tư vấn trực tiếp cho bà con nông dân làm trọng tâm. Đồng thời, quan tâm bồi dưỡng, nâng cao năng lực, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên dạy nghề và hoàn thiện trang thiết bị cho các cơ sở dạy nghề. Đối với chương trình dạy nghề, phải triển khai một cách linh hoạt, phù hợp với thực tiễn”.

Theo Infonet

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập415
  • Hôm nay44,536
  • Tháng hiện tại820,682
  • Tổng lượt truy cập88,175,752
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây