Thống kê từ các địa phương cho thấy, trong 285.878 hộ đã ký cam kết có 276.065 hộ chăn nuôi, chiếm 96,6% và 9.813 hộ thuộc đối tượng khác có liên quan (hộ kinh doanh thức ăn chăn nuôi, hộ kinh doanh thuốc thú y và giết mổ gia súc, gia cầm), chiếm 3,4%.
Vùng có số lượng hộ ký cam kết nhiều nhất là Đồng bằng sông Hồng có 181.505 hộ, chiếm 63,5% tổng số hộ đã ký của cả nước, tiếp đến là Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung có 54.835 hộ, chiếm 19,2%; trung du và miền núi phía Bắc có 20.175 hộ, chiếm 7,1%; Đồng bằng sông Cửu Long có 16.023 hộ, chiếm 5,6%; Đông Nam Bộ có 10.023, chiếm 3,8%; Tây Nguyên 2.562 hộ, chiếm 0,9%.
Theo ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y, việc sử dụng chất cấm thời gian vừa qua đã giảm rất rõ rệt: Theo đó, tháng 5-2016 chỉ còn 1,31% (14/1.063 mẫu phát hiện chứa chất cấm, trong đó, Hà Nội 7 mẫu, Hải Phòng 5 mẫu, Bình Dương 2 mẫu); đến tháng 6, đối với chất Salbutamol chỉ phát hiện có 2 mẫu ở Bình Dương trên tổng số 985 mẫu, như vậy chỉ còn 0,2%, giảm tới 9,6% so với tháng 1-2016; và trên thịt cũng không phát hiện mẫu nào chứa các chất cấm.
Trên thực tế, thời gian qua, thực phẩm bẩn đang trở thành nỗi lo của hàng triệu người dân Việt Nam khi mà ngành chức năng liên tục phát hiện các vụ việc sử dụng chất tạo nạc Salbutamol hay chất vàng ô trong thịt lợn, gia cầm. Theo đánh giá của ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, thời điểm trước khi triển khai đợt cao điểm chống sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, thì tỷ lệ đàn gia súc, đặc biệt là con lợn có chứa chất cấm trong cơ thể là tương đối cao, có những nơi số lợn nhiễm chất cấm lên tới 30% trong tổng số mẫu lấy. Đây là một thực trạng hết sức nguy hiểm trong quá trình phát triển chăn nuôi.
Ông Hoàng Thanh Vân cũng cho biết: Thông qua quá trình triển khai chương trình chống sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, chúng tôi chia làm bốn nhóm đối tượng.
Nhóm đối tượng thứ nhất là những công ty và cơ quan lớn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chăn nuôi, nhóm thứ hai là các công ty chăn nuôi lớn theo chuỗi, thứ ba là các trang trại có quy mô từ khoảng độ 100 con đến 200 con đến hàng chục ngàn con và nhóm thứ tư là chăn nuôi nông hộ.
Trong 4 nhóm này, nhóm các hộ chăn nuôi nông hộ đang là vấn đề đáng quan tâm nhất vì cả nước hiện có hơn 8 triệu hộ chăn nuôi; trong đó khoảng 4,5 triệu đến 5 triệu hộ chăn nuôi nằm rải rác kể cả ở vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên, cũng rất là đáng mừng là trong đợt cao điểm triển khai kiểm tra vừa qua, nhóm chăn nuôi nông hộ thì lại rất ít nguy cơ.
Vì thế theo ông Hoàng Thanh Vân, việc triển khai cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, nhiều tỉnh đã có sự sáng tạo. Bên cạnh tuyên truyền để người chăn nuôi tham gia ký cam kết, nhiều địa phương đã vận động các đối tượng khác có liên quan cùng tham gia. Qua đó đã mang lại niềm tin cho người tiêu dùng đối với sản phẩm chăn nuôi tại địa phương.
Theo Lê Mai/daidoanket.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;