Học tập đạo đức HCM

Cơ hội đổi đời từ 8.900ha hồ thủy điện Hòa Bình: Nuôi cá lồng

Thứ hai - 13/11/2017 11:02
Hòa Bình có trên 14.560ha mặt nước ao, hồ công trình thủy lợi, thủy điện, đặc biệt có 8.892ha mặt nước hồ Thủy điện Hòa Bình với nguồn lợi thủy sản phong phú cả về giống, loài; nguồn thức ăn rất phong phú... Đó là những điều kiện và tiềm năng lớn để Hòa Bình phát triển nghề nuôi cá lồng.

Những thông tin và đánh giá trên được đề cập tại Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp “Hiệu quả nuôi cá lồng bền vững trên sông, hồ vùng Trung du miền núi phía Bắc”, do Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Hòa Bình tổ chức cuối tuần qua tại TP.Hòa Bình.

Tiềm năng, lợi thế lớn

 co hoi doi doi tu 8.900ha ho thuy dien hoa binh: nuoi ca long hinh anh 1

Mô hình nuôi cá lồng trên lồng hồ Thủy điện Hòa Bình của anh Nguyễn Văn Tuyển. Ảnh: S.T.L

Tại diễn đàn, ông Đỗ Đức Trường - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hòa Bình cho hay: Đến nay đơn vị đã tổ chức thực hiện được 3 lớp tập huấn ngắn hạn và mở 8 lớp đào tạo nghề nuôi cá lồng cho lao động nông thôn, với tổng số 330 học viên. Thông qua các khóa tập huấn và đào tạo nghề, các học viên nắm được những kiến thức cơ bản về nuôi và phòng trị bệnh trong nuôi cá lồng.

Hòa Bình có trên 14.560ha mặt nước ao, hồ công trình thủy lợi, thủy điện. Ngoài ra còn có các hệ thống sông, suối lớn có thể tận dụng để nuôi trồng, tổ chức quản lý bảo vệ để tái tạo phát triển nguồn lợi cho khai thác tự nhiên.

Riêng hồ Thủy điện sông Đà Hòa Bình có tổng diện tích mặt nước 16.800ha, thuộc 2 địa phận tỉnh Hòa Bình và Sơn La với dung tích chứa trên 9 tỷ m3 nước. Trong đó địa phận hồ thuộc tỉnh Hòa Bình là 8.892ha, thuộc 19 xã ven hồ.

Hồ Thủy điện Hòa Bình có dạng lòng máng, xung quanh bao bọc bởi các dãy đồi, núi cao; đáy hồ sâu với nguồn lợi thủy hải sản phong phú cả về giống, loài; nguồn thức ăn rất phong phú ngoài sinh vật phù du, xung quanh hồ còn có hàng nghìn ha thảm thực vật và rừng phòng hộ với độ che phủ cao, hàng năm cung cấp lượng lớn các sản phẩm hữu cơ cho hồ.

Hồ Thủy điện Hòa Bình được coi là kho tàng quý báu về thủy sinh vật và nguồn lợi thủy sản đặc trưng của vùng Tây Bắc như cá chiên, lăng, dầm xanh, anh vũ...

Với vị trí là cửa ngõ của vùng Tây Bắc tiếp giáp với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và thủ đô Hà Nội, lại có tuyến đường xuyên Việt chạy qua, Hòa Bình có rất nhiều lợi thế trong hoạt động thương mại, giao lưu hàng hóa và sản xuất nông, lâm, thủy sản cung cấp cho các đô thị lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Tây Bắc và các tỉnh Bắc miền Trung.

Ông Hoàng Văn Son – Chi Cục trưởng Chi cục Thủy sản Hòa Bình cho biết: Phát huy những lợi thế trên, cùng với việc đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế, trong những năm gần đây Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh rất quan tâm đến phát triển thủy sản, đặc biệt là việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển nuôi cá lồng bè trên hồ Thủy điện Hòa Bình.

Mục tiêu là khai thác, tận dụng tốt tiềm năng lợi thế của tỉnh đối với các sản phẩm nuôi trồng có ưu thế và khả năng cạnh tranh như các loài cá lăng, chiên, tầm, trắm đen, rô phi, điêu hồng…; phát triển thành các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, quy mô lớn đạt các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi cá lồng

 co hoi doi doi tu 8.900ha ho thuy dien hoa binh: nuoi ca long hinh anh 2

Toàn cảnh mô hình nuôi cá lồng tiêu biểu của anh Tuyển.  Ảnh: S.T.L

Trong giai đoạn 2013 – 2016 từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông quốc gia và tỉnh Hòa Bình, Trung tâm Khuyến nông Hòa Bình đã tổ chức, thực hiện được 6 mô hình trình diễn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Trong đó 3 mô hình thuộc dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá lồng hồ chứa” thực hiện tại một số tỉnh miền núi phía Bắc.

Năm 2013, thực hiện mô hình nuôi cá lăng trong lồng, với quy mô thực hiện 100m3 lồng nuôi của 2 hộ tham gia, sau 9 tháng nuôi cá đạt cỡ 1,22kg/con. Từ sự thành công của mô hình, đến nay đã mở rộng ra hầu khắp các địa phương trong tỉnh với hàng trăm hộ nuôi, và cá lăng là đối tượng nuôi mang lại giá trị kinh tế cao cho nông dân.

Năm 2014, Hòa Bình thực hiện mô hình nuôi cá điêu hồng trong lồng thuộc dự án nuôi cá lồng hồ chứa với quy mô 100m3 lồng, 2 hộ tham gia. Sau 5 tháng nuôi, cá đạt cỡ 600g/con.

Cũng trong năm 2014, đơn vị thực hiện mô hình nuôi cá vược trong lồng bè. Đây là loài cá nước mặn, Trung tâm Khuyến nông Hòa Bình đã mạnh dạn thuần hóa và nuôi thương phẩm. Với quy mô thực hiện 120m3 lồng và 6 hộ thực hiện, sau 9 tháng thả nuôi cá đạt trọng lượng trung bình 1,2kg/con.

Năm 2015, trung tâm thực hiện mô hình nuôi cá tầm trong lồng thuộc dự án nuôi cá lồng hồ chứa với quy mô 100m3 lồng nuôi và 2 hộ tham gia. Sau 10 tháng nuôi, cá đạt cỡ 1,5 kg/con.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Kim Văn Tiêu – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia nhấn mạnh: “Hòa Bình là một trong những tỉnh sớm đánh thức tiềm năng nuôi trồng thủy sản của các hồ chứa. Cụ thể, năm 2013 mới có khoảng 1.200 lồng nuôi, đến năm 2017 đã tăng lên 4.050 lồng. Các lồng cá đem lại hiệu quả rất cao. Cứ bình quân 1 lồng với diện tích là 36m2, sâu khoảng 3-4m, tùy theo các đối tượng cá, cho lợi nhuận từ 20 – 30 triệu đồng/lồng/năm. Đó là lợi nhuận rất lớn. Do đó, bà con nông dân cần phát huy tiềm năng, thế mạnh có diện tích hồ chứa lớn, để sống được và làm giàu bằng nghề nuôi cá lồng”.

Tác giả bài viết: Sùng Thiên Long

Nguồn tin: danviet.vn

 Tags: hòa bình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập267
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm262
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại241,631
  • Tổng lượt truy cập85,148,667
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây