Học tập đạo đức HCM

Công nghệ “Tự động làm sạch” - giải pháp mới trong xử lý ô nhiễm môi trường

Thứ năm - 28/06/2018 20:32
Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra. Trong đó, đặc biệt nổi lên là các sự kiện “cá chết hàng loạt” xảy ra tại nhiều sông, hồ trên phạm vi cả nước. Gần đây nhất, là sự kiện các Hồ điều hòa đang “bức tử” Vịnh Hạ Long - Di sản Thế giới, danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Đất nước ta.
Biểu đồ
Đồ thị tổng hợp sự thay đổi chất lượng nước hồ Hạnh Phúc, Kiến An, Hải Phòng sau 1 năm được xử lý bằng bột Bakture từ ngày 17/5/2017~17/5/2018

Vấn đề ô nhiễm môi trường này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lý, các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội.

 

Để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường tại hồ Hạnh Phúc (Q.Kiến An, TP.Hải Phòng), ngày 17/5/2017 Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Hải Phòng (VUSTA Hải Phòng) phối hợp với Sở Xây dựng Thành phố Hải phòng đã triển khai ứng dụng công nghệ xử lý ô nhiễm nước do Công ty Cổ phần Cải thiện Môi trường Nhật Việt (JVE) thực hiện. Hiện tại sau 1 năm thử nghiệm áp dụng công nghệ Bakture vào Việt Nam đã cho thấy được hiệu quả rất cao, mở ra một giải pháp mới để xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường nước đang hết sức trầm trọng tại nước ta.

 

Từ kết quả đạt được đó, công nghệ thiên nhiên Bakture của Nhật Bản đang triển khai dự án xử lý toàn bộ các hồ điều hòa trên khu vực TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Đây là khu du lịch nổi tiếng đón nhiều khách nước ngoài đến thăm quan. Trong đó các hồ điều hòa đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường và cảnh quan của thành phố du lịch cấp quốc tế này.
 

Nước trước khi xử lý
Mẫu nước Hồ Hạnh Phúc (Hải Phòng) trước khi áp dụng công nghệ Bakture

Đôi nét về công nghệ môi trường Bakture của Nhật Bản


Bakture là viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Back to the nature" có nghĩa là “Trở về với tự nhiên”. Bột Bakture được sản xuất từ các nguyên liệu thiên nhiên, chủ yếu là đá núi lửa dạng tổ ong, xốp, với công nghệ riêng biệt, giúp thúc đẩy quá trình tự làm sạch của môi trường thông qua phát huy tối đa năng lực phân giải các chất bẩn, độc hại… bởi các vi sinh vật có lợi sẵn có trong môi trường. Sản phẩm đã được cấp bằng sáng chế tại Nhật Bản, đạt chứng nhận JAS( Tiêu chuẩn hữu cơ về nông nghiệp Nhật Bản) và được Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) chứng nhận về công dụng làm sạch môi trường.

 

Đặc biệt, Công nghệ Thiên nhiên Bakture sử dụng bột  Bakture kích hoạt vi sinh vật có lợi sẵn có trong môi trường cần xử lý, hoạt động theo nguyên lý thông qua vòng tuần hoàn sinh thái tự nhiên để tự phân hủy các chất ô nhiễm và chất độc hại, làm cho các vi sinh vật có lợi phát triển, là chất xúc tác giúp tăng khả năng tự làm sạch sẵn có của tự nhiên. Công nghệ này đã xử lý thành công tại 300 điểm ô nhiễm trên nước Nhật Bản, bao gồm khu vực nước thải công nghiệp, cơ sở chăn nuôi, nước hồ, ao ô nhiễm do tù đọng và được giới thiệu, ứng dụng thử nghiệm tại một số nước châu Á như Ấn Độ, Lào, Inđônêxia, Thái Lan.

 

Ngày 17/5/2017, Công ty Cổ phần Cải thiện Môi trường Nhật Việt (JVE) và Tập đoàn Seibu Steel Nhật Bản đã xử lý ô nhiễm nước hồ bằng công nghệ bột Bakture tại hồ Hạnh Phúc (quận Kiến An, TP. Hải Phòng). Đây là lần đầu tiên công nghệ xử lý ô nhiễm bằng bột Bakture được thực hiện tại Việt Nam.

 

Trước và sau khi thực hiện phun rải bột Bakture vào hồ Hạnh Phúc quận Kiến An, TP.Hải Phòng vào ngày 17/5/2017, chúng tôi đã cho tiến hành lấy mẫu nước liên tục định kỳ qua các mốc thời gian Trước khi tiến hành, Sau tiến hành 1 ngày, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng… và lần gần đây nhất là ngày 17/5/2018 tức là tròn 1 năm áp dụng xử lý nước hồ Hạnh Phúc bằng công nghệ Bakture để phân tích các chỉ tiêu nước hồ, đánh giá hiệu quả thực tế mà công nghệ Bakture đem lại tại môi trường Việt Nam.

 

Các chỉ số quan trắc môi trường nước hồ  do Viện TN&MT Biển của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam thực hiện trước khi sủ dụng Bakture (ngày 17/5/2017) cho thấy, các chỉ số môi trường trước  khi xử lý gấp 03 lần so với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước mặt (QCVN08-MT:2015/BTNMT). Cụ thể, TSS là 126,5mg/l (QCVN08-MT:2015/BTNMT, cột B1 là 50mg/l); hàm lượng COD là 93mg/l (QCVN08-MT:2015/BTNMT, cột B1 là 30mg/l); hàm lượng BOD5 là 49,7 mg/l (QCVN08-2015/BTNMT, cột B1 là 15mg/l.

 

Sau khi tiến hành xử lý nước hồ Hạnh Phúc bằng công nghệ Bakture Nhật Bản, Công ty Cổ phần Cải thiện Môi trường Nhật Việt (JVE), Tập Đoàn Seibu Steel và Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Hải Phòng tiếp tục lấy kết quả phân tích chất lượng nước hồ để đánh giá hiệu quả xử lý của công nghệ Bakture lần đầu tiên áp dụng xử lý nước cho môi trường Việt Nam. Dựa theo kết quả phân tích có thể thấy sau khi xử lý bằng công nghệ Bakture các chỉ tiêu đã giảm mạnh và đáp ứng được tiêu chuẩn quy định về chất lượng nước mặt theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Cụ thể Theo kết quả phân tích của Viện IMER - Đơn vị được giao phụ trách lấy mẫu và phân tích chỉ số, thì  chỉ số quan trắc môi trường nước hồ được thực hiện ngày 18/5/2017 tức sau 1 ngày xử lý bằng công nghệ Bakture, các thông số đều giảm mạnh: Chỉ tiêu COD giảm từ 93 mg/l xuống 67 mg/l ( giảm 29 %),  BOD giảm từ  49,7 mg/l  xuống còn 37,2 mg/l ( giảm 26 %), TSS giảm từ 126,5 mg/l xuống còn 81,1 mg/l ( giảm  36 %).
 

Mẫu nước Hồ Hạnh Phúc sau khi áp dụng công nghệ Bakture
Mẫu nước Hồ Hạnh Phúc (Hải Phòng) sau khi áp dụng công nghệ Bakture

 

Sau khi được xử lý 3 tháng - Chỉ số chất lượng nước hồ Hạnh phúc đạt chuẩn

 

Ngày 17 tháng 8 năm 2017 tức là sau 3 tháng áp dụng công nghệ Bakture vào xử lý nước hồ Hạnh Phúc, Công ty Cổ phần Cải thiện Môi trường Nhật Việt (JVE), Tập Đoàn Seibu Steel và Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Hải Phòng tiếp tục lấy kết quả phân tích chất lượng nước hồ để đánh giá hiệu quả xử lý cũng như đánh giá nguyên lý tự làm sạch của công nghệ Bakture theo thời gian. Kết quả cho thấy, các thông số môi trường đã đạt yêu cầu chất lượng nước mặt theo tiêu chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT và đặc biệt nhiều chỉ tiêu như TSS, COD, BOD DO còn đạt đến ngưỡng cột A1 và A2 trong  QCVN 08-MT:2015/BTNMT quy định về chất lượng nước mặt dùng để cấp nước cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Nitơ tổng và Phốt pho cũng đã gần đạt yêu cầu cho nước sinh hoạt; Mức độ ô nhiễm giảm đi rõ rệt; Độ trong suốt đạt 80 cm.

 

Ngoài các chỉ số ở trên, đánh giá về Kết quả đo pH và DO (Dessolved Oxygen) là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước (cá, lưỡng thê, thuỷ sinh, côn trùng v.v...) cho thấy Hàm lượng oxy hòa tan trong nước tăng cao DO là 7,09mg/l (QCVN08-MT:2015/BTNMT, cột A1 là ≥6mg/l, cột A2 là ≥5mg/l). Đây chính là điều kiện thuận lợi cho các thủy sinh vật phát triển.
 

Ngày 17/5/2018, Sau tròn 1 năm áp dụng công nghệ Bakture xử lý ô nhiễm Hồ Hạnh Phúc, Công ty Cổ phần cải thiện môi trường Nhật Việt tiếp tục phối hợp với Viện hàn lâm khoa học Việt Nam, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Viện Tài Nguyên và Môi Trường Biển tiến hành lấy mẫu phân tích đánh giá các chỉ tiêu chất lượng nước hồ Hạnh Phúc sau 1 năm áp dụng công nghệ Bakture của Nhật Bản. (Có một điểm đáng chú ý là sau ngày 17/5/2017 tiến hành xử lý nước hồ bằng công nghệ Bakture, về sau đó không có bất kỳ tác động thêm bất cứ yếu tố

nào đến hồ, đặc biệt là không phải định kỳ rải thêm bột Bakture trong suốt quá trình 1 năm mà kết quả thu được là Hồ vẫn được “Tự động làm sạch” và hoàn toàn không bị gây “Tái ô nhiễm” như các Công nghệ Trong và Ngoài nước đang áp dụng tại một số Tỉnh, Thành phố trong cả nước.

Theo Báo TNMT

 

Sau 1 năm áp dụng công nghệ Bakture xử lý ô nhiễm cho hồ Hạnh Phúc, tất cả các thông số chất lượng nước đều duy trì ổn định đáp ứng theo Quy chuẩn nước mặt QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Hơn nữa một số tiêu chuẩn còn đạt đến cột A1, như nồng độ oxy hòa tan ( DO), tổng Ni tơ và tổng Phốt Pho cũng đạt đến giá trị của cột A2 trong quy chuẩn.

 

Công nghệ Bakture  -  Tăng khả năng “Tự làm sạch” 

 

Công nghệ Thiên nhiên Bakture này đặc biệt nhất ở chỗ đó là: Tăng khả năng “Tự làm sạch” của môi trưởng đã xử lý. Cụ thể, sau khi phun rải bột Bakture (làm từ bột đá Núi lửa, không có thành phần hóa học, bản thân nó không chứa vi sinh vật) để xử lý ô nhiễm xong, do bột Bakture chỉ là “Chất xúc tác” để kích hoạt Vi sinh vật có lợi và phân giải các chất bẩn, độc hại khác nên bản thân bột Bakture nó tồn tại vĩnh viễn trong môi trường đã xử lý.

 

Công nghệ Thiên nhiên Bakture có nguyên lý xử lý hoàn toàn khác với công nghệ xử lý bằng nuôi, cấy vi sinh vật, hay các chế phẩm hóa học khác, hay các công nghệ kết tủa và hấp phụ đang áp dụng tại Việt Nam. Sự khác biệt lớn nhất giữa Bakture với các chất xử lý môi trường ở dạng kết tủa, hấp phụ chính là kích hoạt, phát triển khả năng tự phân giải của các vi sinh vật có lợi trong môi trường. Thực tế cho thấy, kết tủa và hấp phụ thực chất là phương pháp làm lắng đọng và thu gom các chất có hại, chất bẩn. Khi quan sát bằng mắt thường thì nước có thể sạch, tuy nhiên, do các

chất bẩn và chất có hại chỉ được xử lý dưới dạng kết tủa, lắng đọng, hấp phụ nên những chất bẩn vẫn còn lưu lại. Vì vậy, 2 phương pháp này chưa xử lý được tận gốc vấn đề ô nhiễm nước. Hơn nữa, các chất có hại và chất bẩn sau khi được lắng đọng và hấp phụ nếu không được xử lý thì lại chính là một trong những nguyên nhân gây phát sinh chất có hại và chất bẩn khác sau này.

 

Công nghệ nuôi, cấy vi sinh vật thì phải chọn lựa môi trường phù hợp để nuôi, cấy vi sinh vật, rất phức tạp và khó áp dụng. Công nghệ dùng các chế phẩm hóa học hiện đang áp dụng tại một số nơi thì cho kết quả xử lý nhanh (sau 24 giờ thay vì hàng tuần như các sản phẩm trước đây) và cách thực hiện đơn giản, tiện lợi, chỉ cần 1 bước rải chế phẩm xuống hồ là đã thực hiện xong chứ không cần nhiều bước, nhiều công đoạn như các sản phẩm khác. Tuy vậy, sau xử lý, các chỉ số COD, BOD dù giảm mạnh sau xử lý lần đầu, nhưng theo thời gian hàm lượng này lại có xu hướng tăng lên dẫn đến tái ô nhiễm trở lại, phải tiến hành xử lý duy trì đưa các chỉ tiêu này về ngưỡng cho phép. Đặc biệt, Coliform của các hồ sau xử lý giảm nhiều so với trước nhưng hầu hết vẫn vượt quy chuẩn cho phép gây lên hồ lại bị “Tái ô nhiễm” và lại gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt.

 

Phương pháp xử lý nước ô nhiễm bằng công nghệ thiên nhiên Bakture là công nghệ hiện đại, hoạt động trên nguyên lý kích thích các vi sinh vật và thanh lọc bằng vòng tuần hoàn sinh thái trong tự nhiên. Qua thử nghiệm và theo dõi bằng dự án xử lý nước hồ Hạnh Phúc, cho thấy hiệu quả xử lý được tận gốc vấn đề, không gây tái ô nhiễm, dễ sử dụng, duy trì được các thông số môi trường đã đạt yêu cầu chất lượng nước mặt theo tiêu chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT và đặc biệt nhiều chỉ tiêu còn đạt đến ngưỡng cột A1 và A2 trong QCVN 08-MT:2015/BTNMT quy định về chất lượng nước mặt dùng để cấp nước cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Đặc biệt Hàm lượng oxy hòa tan trong nước DO tăng cao đạt cột A1, đây chính là điều kiện thuận lợi cho các thủy sinh vật phát triển.

 

Bản chất của công nghệ này là dùng bột Bakture để làm chất xúc tác, kích thích sự phát triển của vi sinh vật hiếu khí và hiếm khí hoạt động và phân giải các chất độc hại trong nước. Vì thế, nó không kén môi trường mà có thể áp dụng ở nhiều môi trường ô nhiễm khác nhau như: sông ngòi, ao đầm, xử lý nước nuôi trồng thủy sản như tôm, cá, xử lý nước thải công nghiệp, xử lý nước thải sinh hoạt, xử lý mùi trong chăn nuôi lơn, bò, xử lý chất độc màu da cam dioxin trong đất,...

 

Thời gian tới đây, ngoài việc xử lý các hồ điều hòa đang “bức tử” Vịnh Hạ Long cũng như một số sông, hồ đang bị ô nhiễm nặng trên toàn quốc, chúng tôi sẽ triển khai xử lý nước nuôi trồng Thủy sản ở các địa phương để giúp bà con không bị thiệt hại về cá chết hàng loạt như hiện nay, cũng như mở rộng triển khai xử lý mùi trong các trang trại chăn nuôi. 
 

Nguyễn Tuấn Anh


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập611
  • Hôm nay98,340
  • Tháng hiện tại834,450
  • Tổng lượt truy cập93,212,114
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây