Học tập đạo đức HCM

Quả xoài của nông dân Việt Nam sắp được xuất sang Mỹ

Thứ năm - 28/06/2018 03:39
Phía Mỹ đang hoàn tất những thủ tục cuối cùng để nhập khẩu trái xoài tươi từ Việt Nam sau khi vượt qua nhiều tiêu chuẩn khắt khe như điều kiện nhà vườn, đóng gói, xử lý chiếu xạ, kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu nhập.

Quả xoài Việt sắp sang đất Mỹ

Thông tin được đưa ra tại cuộc gặp gỡ giữa Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và Thứ trưởng thứ nhất Bộ Nông nghiệp Mỹ - Stephen Censky, tại Thủ đô Washington D.C - Hoa Kỳ vào ngày 26/6 vừa qua.

Thứ trưởng thứ nhất Bộ Nông nghiệp Mỹ - Stephen Censky cho biết, Mỹ đang hoàn tất những thủ tục cuối cùng để nhập khẩu trái xoài tươi từ Việt Nam. Kết quả này là nỗ lực của hai bên sau hơn nửa năm đạt được thoả thuận "đồng ý về nguyên tắc mở cửa thị trường cho sản phẩm của nhau".

Được biết, để vào được Hoa Kỳ, xoài Việt Nam phải đáp ứng 3 yêu cầu cơ bản gồm, vùng trồng phải đáp ứng tiêu chuẩn của Mỹ và phải được cấp mã số (phía Mỹ ủy quyền cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số vùng trồng); đơn vị thực hiện đóng gói sản phẩm được Mỹ chứng nhận đáp ứng yêu cầu và được cấp mã số đóng gói; cuối cùng là nhà máy chiếu xạ phải được phía Mỹ chứng nhận.

Hiện hàng năm, Mỹ phải nhập khoảng gần 400.000 tấn xoài tươi chủ yếu từ các quốc gia Trung Mỹ và Nam Mỹ. Ví dụ như Mexico, Peru, Ecuador, Brazil và Guatamala để có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Xoài nội địa của Mỹ chủ yếu được trồng tại bang Florida và Hawaii cùng một lượng nhỏ tại bang California và Texas.

Như vậy, tiềm năng của quả xoài Việt Nam vào thị trường Mỹ là rất lớn. Hiện sản lượng xoài trồng ở Mỹ mỗi năm chỉ được khoảng 3.000 tấn, bằng 1/100 số lượng họ phải nhập khẩu mỗi năm. Trong khi đó, chất lượng xoài của Việt Nam không hề thua kém các nước ở Trung Mỹ và Nam Mỹ.

Với việc mở cửa thêm được thị trường Mỹ đã giúp nâng tổng số thị trường nhập khẩu xoài của Việt Nam lên con số 40. Trong đó, có nhiều thị trường đòi hỏi cao về tiêu chuẩn chất lượng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Liên minh châu Âu (EU)…

Quả xoài của bà con nông dân Việt Nam sắp được xuất sang Mỹ
Vườn xoài ở Cần Giờ

Việt Nam đứng thứ 13 về sản xuất xoài trên thế giới

Tại Việt Nam, xoài được trồng từ Nam chí Bắc, vùng trồng xoài tập trung từ Bình Định trở vào, và được trồng nhiều nhất ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long như Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Bến Tre…

Ngoài ra, xoài còn được trồng ở Khánh Hoà, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Sơn La, Lạng Sơn và khu vực đồng bằng Sông Hồng. Diện tích trồng xoài của cả nước khoảng 87.000 ha, sản lượng hơn 969.000 tấn/năm. Việt Nam đứng thứ 13 về sản xuất xoài trên thế giới, nhưng số lượng xuất khẩu còn khiêm tốn và nằm ngoài top 10 nước xuất khẩu xoài.

Có 46 giống xoài được trồng ở Việt Nam, trong đó các giống trồng thương mại bao gồm xoài cát Hoà Lộc, xoài Cát Chu, xoài Hòn, xoài Xiêm núm, xoài Bưởi, xoài Cát bồ, xoài Thanh ca, xoài Canh nông, xoài Yên Châu.

Trong đó, giống xoài chủ lực của Việt Nam hiện nay là cát Hòa Lộc. Xoài cát Hòa Lộc đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. 

Cũng trong năm 2012, xoài cát Hòa Lộc được cấp chứng chỉ quốc gia về chỉ dẫn địa lý. Đến năm 2014, người nông dân sản xuất với quy trình cao hơn và được chứng nhận GlobalGAP. Sau đó, sản phẩm này được xuất khẩu sang các thị trường như: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Nga… và tiêu thụ nội địa ở TP. HCM, Hà Nội.

Quả xoài của bà con nông dân Việt Nam sắp được xuất sang Mỹ 1
Xoài Việt Nam được xuất khẩu sang Nhật Bản

Những khó khăn trong việc xuất khẩu xoài

Được xem là xoài chủ lực của Việt Nam, tuy nhiên, xoài cát Hòa Lộc sản lượng quá ít, giá thành cao. Một vài vùng xây dựng mô hình GlobalGAP, VietGAP, nhưng việc tiêu thụ vẫn gặp khó, nhiều mô hình đang bế tắc vì chi phí đạt chứng nhận cao, giá bán không tương xứng.

Xoài cát Hòa Lộc quá đắt khi bán trên thị trường trong nước, cũng như xuất khẩu. Trong khi, xoài Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc… chỉ có giá từ 20.000-30.000 đồng/kg; còn xoài cát Hòa Lộc lại có giá từ 50.000-90.000 đồng/kg.

Vấn đề của Việt Nam là chưa có chiến lược phát triển, xúc tiến thương mại như một số nước để đưa trái xoài ra thế giới. Philippines có chiến lược phát triển xoài tra thị trường thế giới, là chương trình trọng điểm cấp quốc gia, nông dân toàn quốc áp dụng, trồng giống xoài ngon nhất, đạt chuẩn thu mua giá cao gần gấp đôi so với không đạt GAP. Hiện xoài trở thành “quốc quả” của Philippines, xuất khẩu sang nhiều nước. Thái Lan cũng triển khai chương trình GAP trên xoài với mục tiêu xuất qua Nhật, Úc…

Đối với xoài Việt Nam, người dân chỉ trồng chuyên canh tại một số địa phương, còn lại 95% diện tích xoài là vườn cây hỗn hợp (trồng chung với cây khác). Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến năng suất thấp, tuy sản lượng xoài đạt khá hơn nhưng xoài cùng kích cỡ, màu sắc, trọng lượng rất ít nên chỉ tiêu thụ trong nước, việc xuất khẩu không đáng kể.

Ngoài ra còn có thực trạng cây giống kém, trồng quản canh nên chất lượng không cao. Một hạn chế nữa là canh tác xoài hiện nay còn sử dụng nhiều phân hóa học, ít dùng phân hữu cơ. Thuốc bảo vệ thực vật dùng rất nhiều loại và rất đa dạng, nhà vườn có thể sử dụng 8-10 loại thuốc phun.

Các tỉnh có lợi thế phát triển xoài theo hướng hàng hóa lớn theo tiêu chuẩn VietGAP như Đồng Nai, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang, Hậu Giang, Khành Hòa… cần xác định vùng trồng, tổ chức nghiên cứu, so sánh các giống xoài nhập nội để chọn giống phù hợp. Xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh, quy trình xử lý ra hoa trái vụ, công nghệ thu hoạch, bảo quản, chế biến… từ đó phổ biến rộng cho từng nhà vườn.
Theo Theleader.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập262
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại916,143
  • Tổng lượt truy cập92,089,872
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây