Học tập đạo đức HCM

Mỗi ngày, gần 50 tấn rác nilon thải ra môi trường

Thứ năm - 28/06/2018 03:17
Trong môi trường tự nhiên, nilon phải mất 200 - 500 năm mới phân hủy, gây nên hiện tượng ô nhiễm nặng nề và đang trở thành vấn nạn trên địa bàn Hà Tĩnh.

Mỗi ngày, gần 50 tấn rác nilon thải ra môi trườngHầu hết rác thải nilon ở Hà Tĩnh lẫn lộn với rác thải sinh hoạt, chưa được phân loại.

Tiện dụng, giá thành thấp nên người dân thường có thói quen dùng túi nilon, do đó, lượng rác thải nilon ngày một gia tăng. Theo thông tin từ Sở TN&MT Hà Tĩnh, với dân số gần 1,3 triệu người, lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn phát sinh bình quân 563 tấn/ngày, trong đó rác thải có chứa nilon chiếm khoảng 7 - 8%, tương đương gần 50 tấn/ngày.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 2 nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt (Nhà máy Chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt tại xã Cẩm Quan - Cẩm Xuyên và Nhà máy Chế biến rác thải sinh hoạt Hoành Sơn tại xã Kỳ Tân - huyện Kỳ Anh); 6 lò đốt với công suất thiết kế từ 5 - 20 tấn/ngày đêm đang hoạt động. Tại các nhà máy xử lý chất thải, phần lớn túi nilon được thu gom, phân loại để bán cho các cơ sở thu mua, tái chế phế liệu. Trung bình, mỗi năm, toàn tỉnh thu gom được khoảng 300 tấn rác thải nilon.

Mỗi ngày, gần 50 tấn rác nilon thải ra môi trườngÔ nhiễm do túi nilon gây ra được các nhà khoa học gọi là "ô nhiễm trắng", nếu túi nilon đã qua sử dụng không được xử lý đúng cách, sẽ gây ra hàng loạt hệ lụy khôn lường…

Ông Lê Quang Nam – Trưởng phòng Tổ chức Hành chính – Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Hà Tĩnh cho hay: Tại TP Hà tĩnh, chất thải nhựa, nilon chưa được phân loại đầu nguồn. Riêng chất thải nhựa, một phần nhỏ được người dân gom để bán, phần lớn còn lại để lẫn trong rác thải sinh hoạt.

Đối với túi nilon, hầu hết lẫn lội cùng rác thải sinh hoạt, sau đó, được công nhân thu gom, vận chuyển vào nhà máy để xử lý. Rác thải sinh hoạt sau khi được đưa về nhà máy xử lý rác (xã Cẩm Quan) sẽ được đưa vào dây chuyền phân loại bằng máy, rác nilon được gom lại bán cho các đơn vị tái chế để sản xuất hạt nhựa.

Mỗi ngày, gần 50 tấn rác nilon thải ra môi trườngTình trạng ô nhiễm tại hồ Bình Sơn, huyện Hương Khê. Ảnh chụp tháng 6/2018.

Theo ông Đặng Hữu Bình - Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở NN&PTNT Hà Tĩnh, với đặc tính bền vững trong tự nhiên, rác thải nhựa (chai nhựa, túi nilon, hộp đựng đồ ăn, cốc…) cùng với các chất gây ô nhiễm môi trường khác đã và đang tác động tiêu cực đến môi trường, kinh tế, xã hội và sức khỏe con người.

Chất thải nhựa đang trở thành một thách thức lớn đối với cộng đồng và xã hội. Đặc biệt, tình trạng sử dụng túi nilon chưa đúng cách và việc tái chế, tái sử dụng trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn. Do loại túi này rất tiện dụng và thường được phát miễn phí nên đa số người dân chưa sẵn lòng tham gia chương trình giảm thiểu sử dụng túi nilon mặc dù có hiểu biết về những tác hại của nó. Trong khi đó, các loại túi nilon thân thiện với môi trường thường có giá thành cao gấp nhiều lần túi nilon khó phân hủy.

Mặc dù Luật Thuế bảo vệ môi trường đã có quy định việc thu thuế bảo vệ môi trường đối với túi nilon nhằm góp phần giảm thiểu tiêu thụ nilon khó phân hủy, tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện quy định này trên địa bàn tỉnh còn nhiều vướng mắc, bất cập do khái niệm về bao bì rất rộng, việc phân biệt giữa các loại túi, bao bì phải tính thuế và loại không phải tính thuế gặp khó khăn.

Mỗi ngày, gần 50 tấn rác nilon thải ra môi trườngRác thải nilon được xử lý bằng cách đốt tại các lò đốt trên địa bàn.

"Thời gian tới, ngành môi trường sẽ tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về ô nhiễm môi trường do sử dụng túi nilon khó phân hủy, trong đó, không chỉ tập trung ở khu vực đô thị mà cả ở nông thôn. Ngoài ra, vận động các ban quản lý chợ trên địa bàn tỉnh ban hành các quy định về hạn chế tiêu thụ túi nilon khó phân hủy đối với các tiểu thương kinh doanh; vận động các siêu thị, trung tâm thương mại sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường. Đồng thời, có cơ chế hỗ trợ các hợp tác xã môi trường trong vận chuyển, xử lý rác thải; tiếp tục đẩy mạnh việc thu gom, tái chế chất thải túi nilon khó phân hủy" - ông Bình nói thêm.

Theo Dương Chiến/baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập240
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại196,764
  • Tổng lượt truy cập90,260,157
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây