Học tập đạo đức HCM

Đàn dê trắng nhởn nhơ trên đồi…

Thứ ba - 17/02/2015 08:22
Hình ảnh đàn dê, tiếng đàn thánh thót đã tạo cảm hứng cho nhạc sĩ Trần Tiến sáng tác nhạc phẩm nổi tiếng: “Giấc mơ Chapi”. Bây giờ, cây đàn Chapi có thể ít người biết nhưng những đàn dê, cừu thì vẫn gắn bó máu thịt với người Ninh Thuận, bởi nó là cơm ăn, áo mặc, là ước mơ, là khát vọng làm giàu.

“Khó như nuôi dê”, cần nghĩ lại?

Việc sử dụng lá nho già để nuôi dê mang lại nhiều lợi ích, vừa giảm chi phí, vừa cắt mầm bệnh cho nho.

Người xưa vẫn bảo: “Dễ như nuôi chó, khó như nuôi dê”, nhưng với hầu hết người dân Ninh Thuận, con dê rất dễ nuôi, đặc biệt tỏ ra thích nghi được với vùng đất có khí hậu thuộc diện khắc nghiệt nhất cả nước, nắng nóng quanh năm với những cồn cát dài miên man, bất tận.

Có mặt ở Ninh Thuận từ rất sớm, từ Ấn Độ, dê, cừu theo chân người Chăm về vùng đất khô nóng này với mục đích ban đầu là nuôi phục vụ việc cúng tế trong các lễ hội truyền thống của đồng bào Chăm. Dần dần, dê trở thành con nuôi hàng hóa, giúp nhiều gia đình vượt qua khó khăn, thoát nghèo, làm giàu.

Nhưng cũng như nhiều loại nông sản khác, nghề chăn nuôi dê, cừu ở Ninh Thuận cũng có lúc thăng trầm, không thể thoát khỏi sự phát triển quá nóng. Giai đoạn 2003 - 2005 được coi là thời kỳ “vàng son” nhất của con dê, cừu tại Ninh Thuận, có thời điểm mỗi con dê, cừu cái làm giống có giá 4 - 5 triệu đồng, thậm chí có người bán được 8 - 9 triệu đồng, giấc mơ làm giàu bỗng trở nên dễ dàng với nhiều người. Đây cũng chính là lý do khiến con dê, cừu trở thành “đề tài nóng” trong những lúc “trà dư tửu hậu”, người người, nhà nhà đầu tư nuôi dê. Có lúc tổng đàn dê, cừu của Ninh Thuận lên đến 200.000 con.

Nhưng giấc mộng làm giàu cũng chóng tàn khi năm 2006, dê, cừu bắt đầu giảm giá, thậm chí có thời điểm giá một con dê chỉ bằng… 1 con gà thịt. Sự phát triển quả nóng, trong khi người tiêu dùng chưa quen với loại thực phẩm này nên dẫn tới dư thừa. Người Ninh Thuận có thời từng hạnh phúc, giàu có vì dê nay cũng lao đao vì loài vật vốn có nhiều gắn bó từ trong cơ hàn, nghèo khổ. Giá giảm, dịch bệnh tăng khiến đàn dê của Ninh Thuận không còn trong thời kỳ phát triển nóng, tổng đàn giảm dần.

Rồi mọi thứ lại trở về quỹ đạo của nó. Ở xứ sở khô nóng như rang ấy, chẳng loài vật nào có thể chịu đựng được như dê, cừu, vậy nên từng đàn dê vẫn sinh sôi nảy nở, vẫn gắn bó với người dân khi nắng khi mưa, lúc nghèo khổ hay khi cuộc sống sung túc. Hết thời kỳ phát triển nóng, đàn dê, cừu của Ninh Thuận mấy năm nay ổn định ở mức 150.000 con, trong đó đàn dê chiếm 30 -40%.

Điều đáng ghi nhận là, đã có nhiều trang trại chăn nuôi dê, cừu quy mô lớn (300 - 500 con, trị giá hàng tỷ đồng) xuất hiện ở Ninh Thuận. Nhiều hộ dân đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu, trở thành triệu phú, tỷ phú. Sở dĩ đàn dê, cừu phát triển mạnh là do dễ nuôi, ít bị bệnh, giá cả hấp dẫn… Điển hình như trang trại dê, cừu của gia đình anh Nguyễn Xem, người Chăm, ở thôn Nho Lâm, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam. Anh có đàn dê, cừu giống 300 con, trong đó cừu giống 200 con, dê giống 100 con. Nhờ đàn giống này mỗi năm anh thu lãi cả trăm triệu đồng, giúp cuộc sống của gia đình trở nên khá giả; căn nhà trị giá bạc tỷ rộng 500m2 được anh xây năm 2006 là một minh chứng.

Anh Xem cho biết, anh nuôi dê, cừu từ năm 1998, ban đầu không có vốn chỉ mua được 7 con dê giống về cho sinh sản nhân đàn. Đến năm 2000, khi dê bắt đầu xuất bán, anh vay mượn thêm, mua 15 con cừu. Trải qua nhiều thăng trầm, có lúc mỗi con dê, cừu trị giá 4 - 5 triệu đồng, nhưng có lúc chỉ còn 100.000 đồng/con do không có đầu ra. Tuy giá rẻ nhưng anh vẫn gắn bó với con dê, cừu và còn mua thêm con giống về nhân đàn. Từ năm 2009 đến nay, khi giá dê, cừu luôn ổn định ở mức khá cao thì anh đã có 300 con sinh sản.

Từ linh vật trong tôn giáo, con dê đã xuất hiện trong đời sống sản xuất của người dân Ninh Thuận một cách tự nhiên như thế, dù có lúc thăng trầm nhưng nó vẫn giúp nhiều nông dân vượt qua bao khó khăn, vất vả.

Trồng nho và nuôi dê

Ở Ninh Thuận hiện đang tồn tại nhiều hình thức nuôi dê, cừu, từ quy mô hộ gia đình đến quy mô trang trại, gia trại, từ nuôi vỗ béo đến kết hợp trồng nho, táo và chăn nuôi dê, cừu. Trong đó, nuôi dê đực vỗ béo đang được nhiều nông dân áp dụng. Từ nguồn lá nho cắt cành xả giàn sử dụng làm thức ăn nuôi dê, nhiều nông dân đã thu “vàng ròng”. Trồng nho – nuôi dê, cừu đã trở thành mô hình lý tưởng, bổ trợ cho nhau cùng tồn tại, phát triển bền vững.

Được biết, Ninh Thuận hiện có trên 1.200ha nho, tập trung ở các huyện Ninh Hải, Ninh Phước và TP.Phan Rang - Tháp Chàm. Nho đem lại thu nhập cho các chủ vườn 400- 500 triệu đồng/ha/năm. Sau vụ thu hoạch, chủ vườn tiếp tục đầu tư phân bón, cải tạo đất, cắt cành chuẩn bị cho mùa nho mới. Lá nho già trở thành nguồn thức ăn của dê, cừu.

Anh Kiều Tấn Phúc, Trưởng khu phố 8, thị trấn Phước Dân (huyện Ninh Phước), cho biết: “Vào những năm 2002 - 2003, ở đây chủ yếu nuôi dê và trồng nho, nhiều hộ tận dụng lá nho cắt bỏ cho dê ăn, phát hiện dê chóng lớn hơn so với ăn các loại cỏ, lá khác, thế là tất cả mọi người đều làm theo. Về sau, cây táo xuất hiện, các hộ lấy lá và trái táo hư rụng làm thức ăn cho dê, hiệu quả cũng khá cao”. Phước Dân hiện có đàn dê 1.170 con và đàn cừu 2.700 con;  20ha nho, 70ha táo. Theo tính toán của anh Phúc, nếu giá cừu thịt là 80.000 đồng/kg, người nuôi sau 3 tháng xuất chuồng có thể lãi trung bình 1 triệu đồng/con.

Tại xã Phước Thuận (Ninh Phước), mô hình kết hợp nho, táo - dê, cừu cũng đang phát triển mạnh. Ông Nguyễn Đức Thuận, Phó bí thư Thường trực Đảng uỷ xã Phước Thuận, cho biết: “Ở đây, bình quân nuôi vỗ béo từ 10 con trở lên, có khoảng vài chục hộ nuôi 20 - 30 con. Cái hay của mô hình này là có thể tận dụng lá nho, lá táo và trái táo sâu bệnh cho dê, cừu ăn, giúp huỷ diệt mầm bệnh; phân của chúng được sử dụng bón thúc lại cho nho, táo”.

Ông Trần Văn Mót, 61 tuổi, ở thôn Phước Khánh, là một trong những nông dân đầu tiên thực hiện mô hình nuôi dê đực vỗ béo ở xã Phước Thuận. Khởi nghiệp nuôi 10 con dê từ giữa năm 2003, buổi đầu thiếu vốn mua giống, ông nhận nuôi dê ăn chia lợi nhuận với thương lái. Ông Mót lặn lội khắp thôn xóm xin cắt cành “miễn phí” cho các chủ vườn nho. Một sào nho 4-5 năm tuổi cắt cành được 800- 1.000kg lá, bảo đảm nguồn thức ăn cho đàn dê 100 con/ngày. Nhiều hôm lá cắt dư được ông phơi khô làm nguồn thức ăn dự trữ cho mùa khan hiếm. Làm ăn lần hồi tích lũy vốn liếng, ông Mót nuôi mỗi lứa 15 con dê đực 9- 10 kg/con, mua giống với giá 140.000 đồng/kg. Sau 4-5 tháng cho ăn lá nho kết hợp tiêm phòng dịch bệnh, chăm sóc chu đáo, dê đực đạt trọng lượng trung bình 35 kg/con. Ông Mót xuất chuồng bán cho thương lái với giá 113.000 đồng/kg. “Hơn mười năm chịu khó cắt lá nho nuôi dê đực vỗ béo kết hợp canh tác 3,5 sào ruộng lúa, vợ chồng tui dư ăn dư để. Ngoài mua sắm phương tiện sinh hoạt, lo việc ơn nghĩa, giúp đỡ con cháu, tui dành dụm mỗi năm vài chỉ để dưỡng già. Lá nho già cắt bỏ đi nhưng biết tận dụng nuôi dê sẽ cho ra vàng ròng”, ngừng tay đổ lá nho cho đàn dê”, ông Mót bộc bạch.

Gần đây ở Phước Thuận còn manh nha một mô hình liên kết rất hiệu quả, người nuôi dê, cừu sẽ cung cấp phân cho các hộ trồng nho, táo nhưng không chăn nuôi; ngược lại, các hộ này sẽ cung cấp lá nho, táo cho hộ chăn nuôi.

Tại xã Phước Hậu, mô hình gia trại vỗ béo dê, cừu đang ngày càng được nhân rộng. Với 150ha táo và 15ha nho, trong 2 năm qua, từ mô hình nuôi vỗ béo dê kết hợp trồng nho, táo, đã có trên 100 hộ đang ăn nên làm ra, trong đó có 62 hộ nuôi dê Bachboer. Ông Huỳnh Hữu Phúc, Phó chủ tịch UBND xã Phước Hậu, cho hay: “Hiện nay, nhu cầu dê Bachboer khá lớn, liên tục có người đặt mua nhưng không cung ứng kịp. Với xu hướng chuyển dịch dần sang nuôi dê lai siêu thịt Bachboer, mô hình gia trại ở Phước Hậu đang tiếp tục phát triển”.

Với nhiều mô hình trồng trọt kết hợp chăn nuôi dựa trên thế mạnh của địa phương, nông dân Ninh Thuận đang tự tin vươn lên xóa nghèo làm giàu. Và hình ảnh từng đàn dê, cừu tung tăng không chỉ xuất hiện trong thơ ca, phim ảnh mà còn đồng hành cùng nông dân trên hành trình xóa nghèo, làm giàu.

Khánh Phương
nguồn: kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập65
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm64
  • Hôm nay13,523
  • Tháng hiện tại138,800
  • Tổng lượt truy cập92,516,464
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây