Trang trại gia đình ông Nguyễn Văn Thọ có tới hơn 2 ngàn con vịt
“Người dân Bắc Văn vốn có tư duy làm kinh tế nhưng trước đây chỉ chăn nuôi hộ gia đình, ảnh hưởng tới môi trường sống, vì vậy, muốn mở rộng quy mô cũng khó. Từ khi hình thành khu chăn nuôi tập trung cách xa khu dân cư này, vấn đề môi trường được giải quyết. Cùng với việc được tiếp sức bởi các chính sách trong chương trình NTM như: Hỗ trợ lãi suất vay vốn và hỗ trợ mô hình nuôi gia cầm quy mô 1.000 con trở lên 10 triệu đồng/hộ, người chăn nuôi đã có điều kiện phát triển quy mô sản xuất, hiệu quả kinh tế nâng lên rõ rệt” - Trưởng ban Khuyến nông xã Bùi Văn Hùng cho biết.
Vào thăm trang trại chăn nuôi của anh Nguyễn Văn Cường, được biết anh là một trong những người đầu tiên chuyển chăn nuôi từ hộ gia đình vào vùng tập trung. Cần mẫn, mạnh dạn, năng động tìm kiếm thị trường, đến thời điểm này, anh đã khai phá được 7 ha xây dựng các khu chuồng trại chăn nuôi gia cầm và trồng rau màu. Với quy mô hàng trăm con lợn, hàng chục ngàn con gà thịt mỗi năm, ở những thời điểm thị trường thuận lợi, có năm gia đình anh thu lợi nhuận gần 500 triệu đồng. Hiện nay, anh Cường đang tập trung cho sản phẩm chủ lực là gà thương phẩm với quy mô 7-8 ngàn con/lứa. Mỗi năm với 3 lứa gà, anh xuất chuồng gần chục tấn.
Gà thương phẩm là sản phẩm chủ lực của trang trại anh Nguyễn Văn Cường.
Còn gia đình ông Nguyễn Văn Thọ, nhờ đa dạng con nuôi (gà, vịt, lợn) nên đã vượt qua cơn sóng gió của chăn nuôi kéo dài 2 năm qua.
Ông Thọ nói: “Nông dân mà không chịu mở mang làm ăn lớn thì chẳng thể khá giả. Trong những thời điểm khó khăn nhất của thị trường, có lúc chúng tôi đã chấp nhận chịu lỗ, cầm cự lo thức ăn để giữ đàn và từng bước điều chỉnh quy mô cho phù hợp. Sau một thời gian, thị trường có tín hiệu mới, mình lại dần khôi phục sản xuất. Đến năm 2017, mô hình cơ bản đã lấy lại đà sản xuất với 2 ngàn con vịt và hơn 1 ngàn con gà được xuất chuồng mỗi năm. Riêng chăn nuôi lợn thu nhỏ quy mô theo xu thế thị trường với mức tiêu thụ hơn 200 con lợn thương phẩm/năm”.
Thương lái chọn sản phẩm chăn nuôi của Thạch Văn vì chất lượng và sự an toàn
Các hộ thuê đất, xây dựng chuồng trại chăn nuôi ở vùng Bàu Nậy, đến nay, mỗi hộ có quy mô sản xuất từ 6-7 ha, vừa nuôi gia súc, gia cầm, vừa trồng các loại rau màu. Mỗi năm, họ chủ động trích lợi nhuận góp vốn đầu tư xây dựng hạ tầng khu chăn nuôi. Ngoài đường điện chiếu sáng, các tuyến đường đã được mở theo ô bàn cờ để dễ dàng vận chuyển, lưu thông hàng hóa.
Ông Nguyễn Văn Thọ cho biết: “Cùng tham gia chăn nuôi tập trung, ngoài việc tăng cường sự liên kết, hỗ trợ trong kỹ thuật, thị trường tiêu thụ, các hộ chăn nuôi còn tập trung được nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng. Nhờ có sự đồng tâm hợp lực này, hàng trăm triệu đồng đã được huy động trong gần 4 năm qua để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo tiền đề cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn”.
Tác giả bài viết: Mai Thủy
Nguồn tin: www.baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;