Học tập đạo đức HCM

Hỗ trợ người dân nuôi trồng, khai thác thủy hải sản

Thứ năm - 01/03/2018 19:59
Ngày 28-2, UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp Tổ chức Phát triển Công nghiệp, Công nghệ và Năng lượng mới của Nhật Bản (NEDO) tổ chức lễ ký bàn giao thiết bị đánh bắt xa bờ cho 40 tàu cá của ngư dân các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và Triệu Phong.

Dự án trang bị gần 1.800 hộp đèn LED đặc biệt công nghệ mới cho 40 tàu đánh bắt xa bờ tỉnh Quảng Trị, trị giá hơn 3,4 triệu USD. Số đèn LED này được lắp đặt trên tàu đánh bắt xa bờ có công suất 200 CV trở lên. Dự án được hỗ trợ hoàn toàn chi phí lắp đặt và thiết bị, nhằm giúp ngư dân vươn khơi bám biển.

* Tỉnh Ninh Thuận liên tục tổ chức tập huấn, tuyên truyền cho ngư dân các quy định về khai thác hải sản trên biển, không vi phạm pháp luật trên biển, không xâm phạm vùng biển các nước trong khu vực… với mục tiêu lấy lại thẻ xanh từ Ủy ban châu Âu (EU). Hiện đội tàu của Ninh Thuận có hơn 60% số tàu cá được trang bị hệ thống định vị, được đầu tư lắp đặt hệ thống bảo quản sản phẩm an toàn...

* Tỉnh Đồng Nai vừa có quyết định phê duyệt dự án quy hoạch chi tiết khu nuôi thủy sản tập trung tại huyện Nhơn Trạch với tổng diện tích hơn 700 ha giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030. Tổng chi phí đầu tư hạ tầng hơn 226 tỷ đồng; trong đó, nguồn vốn ngân sách nhà nước gần 1,1 tỷ đồng, còn lại sẽ sử dụng vốn của các thành phần kinh tế khác.

* Đến đầu năm 2018, diện tích ao nuôi tôm siêu thâm canh tại tỉnh Cà Mau đạt gần 1.000 ha, tăng gấp hai lần so với năm 2017. Mặc dù, hình thức nuôi này đạt hiệu quả kinh tế cao nhưng nhiều người nuôi chưa coi trọng bảo vệ môi trường. Hiện, tỉnh đang nỗ lực khuyến khích người dân, doanh nghiệp đầu tư phát triển các mô hình nuôi tôm công nghiệp đạt hiệu quả cao, tuân thủ tốt việc bảo vệ môi trường.

* Tỉnh Quảng Nam vừa ban hành quy định mức hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Hỗ trợ từ hai đến 20 triệu đồng/ha tùy loại cây bị thiệt hại. Hỗ trợ đối với sản xuất giống cây ăn quả từ 20 đến 40 triệu đồng/ha; hỗ trợ nuôi thủy, hải sản lồng, bè nước lợ mặn vùng cửa sông, ven bờ từ 10 đến 20 triệu đồng/100 m3 lồng. Hỗ trợ đối với nuôi chim cút từ bốn nghìn đến bảy nghìn đồng/con.

* Đợt rét kéo dài thời gian qua khiến cho 48 ha lúa mới cấy của huyện Trấn Yên (Yên Bái) bị chết, tập trung chủ yếu ở các xã Việt Cường, Minh Quân, Tân Đồng, Báo Đáp. Năm nay, huyện Trấn Yên chủ trương gieo cấy 2.555 ha lúa nước. Hiện, toàn huyện đã gieo cấy được 2.300 ha lúa, đến hết tháng 2 cơ bản hoàn thành gieo cấy lúa vụ xuân.

* Khoảng 200 ha trong tổng số hơn 4.000 ha lúa của huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) bị ảnh hưởng nặng từ 70% trở lên do rét hại. Ngành nông nghiệp huyện khuyến cáo người dân không được gieo lại mà đưa mạ ở ruộng trong và ngoài xã để cấy, dặm bổ sung...

* Cuối tháng 2-2018, có 70 hồ, đập nhỏ ở khu vực miền núi như huyện Bá Thước, Cẩm Thủy, Thường Xuân, Như Xuân... của tỉnh Thanh Hóa có mực nước xuống thấp gần hoặc dưới mực nước chết, khả năng cấp nước tưới gặp khó khăn. Ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo các địa phương chuyển trồng lúa sang trồng cây màu cần ít nước, tưới tiết kiệm, luân phiên...

* Hiện có tới 170 vị trí kênh tưới Văn Phong (tỉnh Bình Định) đang bị hư hỏng nghiêm trọng chưa được sửa chữa. Như vậy, trong vụ hè thu sắp tới, hơn 3.100 ha đất sản xuất tại Bình Định đang hưởng lợi từ hệ thống kênh tưới này sẽ bị ảnh hưởng. Hệ thống kênh tưới Văn Phong hiện nay đang cung cấp nước tưới cho hơn 12.500 ha lúa và hoa màu của tỉnh.

* Hiện, tỉnh Quảng Trị có 304 ha lúa vụ đông xuân bị chuột, ốc bươu vàng gây hại. Ngành nông nghiệp tỉnh đã hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp phòng trừ và cung ứng đủ vật tư, thuốc bảo vệ thực vật. Vụ này, tỉnh gieo cấy 25.500 lúa với các giống lúa chủ lực là HN6, Thiên ưu 8, RVT, TBR 225, PC6, Bắc Thơm 7... đồng thời, thử nghiệm một số giống lúa mới.

* Nông dân tỉnh An Giang đã xuống giống dứt điểm diện tích lúa vụ đông xuân được 235.312 ha, đạt 99,4% kế hoạch. Tuy nhiên, có 44.741 ha lúa bị rầy nâu, muỗi hành và bệnh đạo ôn gây hại. Ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo người dân thường xuyên thăm đồng, có những biện pháp xử lý kịp thời nhằm giảm thiệt hại cho cây lúa...

Theo Nhân Dân

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập519
  • Hôm nay71,256
  • Tháng hiện tại807,366
  • Tổng lượt truy cập93,185,030
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây