Học tập đạo đức HCM

Những người nông dân hạnh phúc

Thứ tư - 28/02/2018 20:41
Diện tích không lớn, sản lượng không cao, không đưa hạt cà phê đi khắp thế giới, nhưng Chiang Mai vẫn có những cách rất đặc biệt để kể với thế giới về câu chuyện cà phê đầy cuốn hút.
 

“Tôi tin rằng, việc làm nông nghiệp không phải chỉ để mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng tốt, mà hơn thế, nó phải mang đến cuộc sống hạnh phúc cho người nông dân và tạo ra môi trường bền vững”, vừa kiểm tra chất lượng của những hạt cà phê đang trong quá trình chế biến theo phương pháp washed process (chế biến ướt), ông One, chủ trang trại cà phê hữu cơ và chuỗi quán cà phê đặc sản tại Chiang Mai - Thái Lan nói với chúng tôi. Đó cũng là một trong những lý do để ông, cách đây 20 năm, bắt tay làm nông nghiệp, trồng và chế biến cà phê đặc sản, dù xuất thân gia đình của ông không có ai làm nông nghiệp.

Ở độ tuổi ngoài 50 nhưng vẫn giữ được vẻ linh hoạt, rắn chắc và dẻo dai, ông One luôn xuất hiện với một hình ảnh nhất quán: chiếc áo khoác ngoài sẫm màu, có rất nhiều túi để đựng các dụng cụ lặt vặt, trong đó có một con dao nhỏ, ẩn dưới chiếc mũ tai bèo màu xanh là cặp kính cận, chòm râu bạc và nụ cười luôn thường trực. Đó cũng chính là người hướng dẫn viên du lịch của chúng tôi trong chuyến hành trình khám phá và tìm hiểu về cà phê đặc sản - hành trình F-rom Farm to Cup.

Tại đây, những cây cà phê của ông One được trồng ngay dưới bóng những cây cổ thụ lớn

Bước lên chiếc xe bán tải mui trần, đoàn chúng tôi khởi đầu hành trình bằng việc đi khám phá về cuộc đời của cà phê, ở một nơi đã được cảnh báo về mức độ heo hút, tách rời thế giới và trong lúc xe leo dốc, trên những con đường gập ghềnh, nếu không bám chặt, bạn có thể bị rơi khỏi xe bất cứ lúc nào… 40 phút di chuyển từ đường quốc lộ vào, chúng tôi đã bắt đầu nhìn thấy lác đác những hạt cà phê chín mọng được che chở dưới những bóng cây cổ thụ già. Hiện tại đang là mùa thu hoạch chính của Arabica.

Cách đây 20 năm, câu chuyện của Nine One bắt đầu được viết nên khi ông One mua lại 3 quả đồi lớn nằm ở Bắc Thái Lan, mang tên: Pa Maing, Pa Paam và Mae Ton Luang . Đây là những khu rừng nguyên sinh, có khí hậu, thổ nhưỡng và độ cao lý tưởng cho cây cà phê Arabica có thể sinh trưởng và mang lại chất lượng hạt tốt nhất, độ cao từ 1200m - 1600m so với mặt nước biển, nhiệt độ trung bình từ 20 - 22 độ C.

Tại đây, những cây cà phê của ông One được trồng ngay dưới bóng những cây cổ thụ lớn. Theo ông One lý giải, cách trồng này vừa giúp giữ bóng râm, độ ẩm cho cây cà phê, đồng thời tạo ra mùn và chất dinh dưỡng tự nhiên cho cây cà phê ở tầng bên dưới. Khu rừng được bảo tồn hầu như nguyên vẹn và tôn trọng sự phát triển của tự nhiên đã tạo môi trường lý trưởng để Nice One có thể cho ra những sản phẩm cà phê đạt chuẩn cà phê đặc sản (Specialty Coffee) - cà phê được Hiệp hội Cà phê đặc sản của Mỹ (SCAA) chấm đạt từ 80 điểm trở lên theo thang điểm 100 với những tiêu chí cụ thể.

Trung bình mỗi năm một hec-ta trang trại cà phê trong rừng của ông có thể mang lại 300kg cà phê. Với số lượng hạn chế và định hướng tập trung chủ yếu vào việc nâng cao chất lượng hạt cà phê thay vì chú trọng vào sản lượng, hiện cà phê của Nine One được cung cấp chủ yếu cho ba không gian trải nghiệm cà phê đặc sản của ông ở Chiang Mai và một số ít bán ra ngoài cho khách tham quan. Nhưng, vị tour guide của chúng tôi không chỉ là một người nông dân đơn thuần.

Để xây dựng được một thương hiệu cho mô hình cà phê nổi tiếng ở Chiangmai như hiện nay, ông One còn là một chuyên gia về cà phê. Không chỉ hiểu rõ về đặc tính sinh trưởng của cây cà phê, ông One đã nghiên cứu rất sâu và thấu hiểu cách làm thế nào những quả cà phê chín trên cây có thể cho ra những hương vị trọn vẹn nhất cho tách cà phê mà người yêu cà phê trải nghiệm. Tại Nice One, ông One xây dựng và kiểm soát toàn bộ chu trình từ trồng trọt đến thu hái, chế biến, rang xay và pha chế cà phê. Bởi vậy, ngay cả với những khách du lịch chưa phải là tín đồ cà phê, không khó để có thể trải nghiệm và nắm bắt một cách tổng thể về dòng đời của cà phê từ khi là một hạt giống, cho đến tách cà phê mang những hương vị đặc sắc như hương hoa, hương thảo mộc, hương trái cây,… chỉ sau một hành trình trải nghiệm cùng Nice One Coffee.

Khi cà phê là thế giới

Vào 20 năm trước, ông One xây dựng trang trại bắt nguồn từ niềm đam mê với thiên nhiên, cây cỏ và những khu rừng già ở Thái Lan. Nhưng để xây dựng được một cơ ngơi và danh tiếng như hôm nay, đó là kết quả của quá trình làm việc, học hỏi, nghiên cứu rất nghiêm túc từng bước của chuỗi giá trị cà phê để tạo ra một mô hình hoàn toàn khác biệt.

Tại Thái Lan, ông One được nhắc đến như một điển hình của những người làm nông nghiệp kiểu mới, nông nghiệp giá trị cao và mang lại sự phát triển bền vững cho môi trường, cộng đồng. Tại Nine One, ông có khoảng 10 cộng sự đồng hành, họ vừa có kỹ năng của một người nông dân, có thể trồng trọt, chăm sóc, thu hái cà phê cùng ông, nhưng đồng thời, cũng là những chuyên gia pha chế, những đầu bếp và người làm dịch vụ rất chu đáo. Cũng dễ hiểu, bởi trong ê-kíp của ông, có những đầu bếp Thái đã có kinh nghiệm nhiều năm việc tại một khách sạn 5 sao ở Ý. Nhưng tất cả họ đều đã lựa chọn cuộc sống gắn với khu rừng này, bởi ở đây, họ tìm thấy hạnh phúc thực sự trong mỗi việc mình làm.

Câu chuyện, cuộc sống ở khu rừng già - đại bản doanh trang trại Nine One Farm của ông One có sức hút đặc biệt với những người yêu thích tìm hiểu về cà phê. Đó là lý do mà cách đây khoảng 6 năm, ông đã xây dựng một khu resort tại vùng lõi của khu rừng để khách tham quan có thể lưu trú và dành nhiều thời gian khám phá về cà phê. Với sức chứa chỉ khoảng 30 người, vào những mùa cao điểm, ngày nào ông One cũng đón từ 1 - 2 đoàn khách từ nhiều nơi trên thế giới đến. Trong khu rừng của ông, khách tham quan hầu như tách biệt với thế giới bên ngoài, không internet, không sóng điện thoại, chỉ có tiếng chim chóc, các loài côn trùng và những câu chuyện về cà phê. Bốn ngày ở đây, chúng tôi được thực hành hái cà phê chín, tìm hiểu về hạt nhân xanh, trải nghiệm quy trình chế biến và pha chế cà phê.

"Tôi yêu thiên nhiên, vì vậy tôi cần phải tìm một công việc để có thể gắn bó với nơi này lâu dài. Một trang trại cà phê phù hợp với tôi. Đó là một cuộc sống chậm, không giống như ở Bangkok. Ở đó [Bangkok - PV] phải thức dậy từ sớm, ăn sáng sớm để đi làm. Bạn kiếm được ít tiền ở đây, nhưng nó thoải mái ", ông One nói với tôi. Dù chỉ có vài ngày ngắn ngủi, nhưng chúng tôi cũng đã thực sự được trải nghiệm một phần cảm giác đó của ông chủ Nine One bằng những ngày rất khác so với những bộn bề, náo nhiệt chốn thị thành Hà Nội.

Sau khi dùng bữa sáng, vị chủ nhà mời chúng tôi thưởng thức cà phê do ông đích thân pha từ những hạt cà phê của Nine One bằng dụng cụ pha tay (V6), cách pha khá phổ biến đối với dòng cà phê đặc sản, giúp thưởng thức tối đa hương và vị tuyệt vời của dòng cà phê này. Với ông One, đây là cách dễ dàng nhất để truyền cảm hứng và tình yêu với cà phê nông nghiệp hữu cơ bền vững.

Tại Thái Lan, ông One được nhắc đến như một điển hình của những người làm nông nghiệp kiểu mới, nông nghiệp giá trị cao và mang lại sự phát triển bền vững cho môi trường, cộng đồng

Cà phê là một ngành công nghiệp tương đối trẻ ở Thái Lan, bắt đầu vào cuối thập niên 60 bởi nỗ lực của Vua Bhumibol Adulyadej để ngăn cản việc người dân nơi đây trồng thuốc phiện. Theo Tổ chức Cà phê quốc tế, hiện nay Thái Lan đang sản xuất 500.000 bao 60 kg cà phê mỗi năm, chỉ có 7% trong số đó được xuất khẩu, vì vậy gần như không thể tìm thấy các hạt cà phê Thái độc đáo bên ngoài quê hương của họ. Mặc dù vậy, những gì khách tham qua được trải nghiệm cùng Nine One đã góp phần ghi dấu ấn và thương hiệu Thái Lan về cách làm nông nghiệp kiểu mới. Bởi vậy, giá của một ký Arabica đặc sản được bán ra từ những trang trại như của ông One có thể cao gấp 2 đến 3 lần so với cà phê Arabica thông thường.

Lúc nói lời chia tay với ông chủ của Nine One, không ai bảo ai, những thành viên đến từ Việt Nam trong đoàn của chúng tôi đều liên tưởng tới Việt Nam, nơi có hàng trăm ngàn hec-ta cà phê và gần 2 triệu tấn cà phê xuất khẩu hàng năm. Hẳn là chúng ta phải có nhiều chuyện hay để kể với thế giới bên ngoài, ngoài những con số!

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập653
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm652
  • Hôm nay83,065
  • Tháng hiện tại819,175
  • Tổng lượt truy cập93,196,839
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây