Học tập đạo đức HCM

Giám sát chặt tạm nhập tái xuất thịt ngoại giá rẻ

Thứ ba - 06/03/2018 22:56
“Quốc hội đã chính thức giám sát hoạt động tạm nhập tái xuất thịt ngoại trong năm 2018” - ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), nhấn mạnh như vậy trong cuộc họp báo tại TP.HCM ngày 5/3 trong bối cảnh thịt bò nhập giá rẻ đang “làm nóng” thị trường.

Hồi năm ngoái, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNT) từng đề nghị Chính phủ dừng cho phép tạm nhập tái xuất thịt và phủ tạng vào Việt Nam đi các nước, nhằm bảo vệ thị phần cho sản phẩm chăn nuôi. Cách đây 2 năm, lượng thịt tạm nhập tái xuất vào Việt Nam đã đạt khoảng 4,6 triệu tấn/năm so với 5,2 triệu tấn thịt các loại của ngành chăn nuôi.

Giám sát chặt tạm nhập tái xuất thịt ngoại giá rẻ ảnh 2
Lượng bò Úc nhập vào Việt Nam biến động nhiều

Về việc nhập khẩu sản phẩm thịt hiện, theo lãnh đạo Cục Chăn nuôi, có 4 nhóm sản phẩm chính. Nhóm thứ 2 là sản phẩm thịt lợn đã qua giết mổ thì nhập khẩu vào Việt Nam được cho là cũng không nhiều với khoảng vài chục ngàn tấn mỗi năm. Đây là con số quá nhỏ so với tổng số 2,83 triệu tấn thịt lợn trong nước hàng năm nên cũng không có tác động lớn.

Nhóm thứ 3 là nhóm sản phẩm thịt trâu bò, dê cừu đã qua giết mổ thì số lượng nhập cũng không nhiều, chiếm tỷ lệ mỗi năm khoảng 12% so với sản xuất trong nước.

Nhóm thứ 4 là nhập các loại gia súc chưa qua giết mổ (chủ yếu là trâu bò sống). Việt Nam có đàm phán với các nước, đặc biệt như phía Úc là chấp nhận cho thịt bò sống của Úc nhập vào Việt Nam để chúng ta xuất các sản phẩm của Việt Nam sang Úc.

Lượng bò Úc nhập vào Việt Nam thì biến động nhiều, những năm thấp nhất thì cũng 80.000 - 90.000 con, còn năm trung bình thì 145.000 - 146.000 con, năm cao điểm nhất là 360.000 - 380.000 con. Còn năm 2017 thì khoảng 200.000 con.

Có thể thấy việc nhập trâu bò sống vào Việt Nam biến động theo thị trường, chiếm tỷ lệ cũng không lớn và bổ sung cho sản phẩm thịt bò trong nước vì cả nước hiện chỉ có 5,6 triệu con bò (trong đó bò thịt là 5,2 triệu con). Nhưng cũng phải thừa nhận ảnh hưởng nhiều đến giá trong nước.

Nếu nói về khía cạnh ảnh hưởng sản xuất trong nước, lượng bò ngoại nhập chiếm tỷ lệ không lớn, nhưng quan trọng nhất là mức giá. Còn với gia cầm ngoại nhập, “cơn bão” nặng nhất là năm 2015 khi Việt Nam nhập khẩu gia cầm Mỹ với giá cực kỳ rẻ khoảng hơn 10.000 - 15.000 đồng/kg trong khi giá gà nuôi của Việt Nam khi ấy đã là 26.000 - 27.000 đồng/kg.

Theo Huỳnh Hoa/ Thế giới tiếp thị
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập82
  • Hôm nay24,030
  • Tháng hiện tại70,513
  • Tổng lượt truy cập92,448,177
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây