Học tập đạo đức HCM

“Làm mới” nông nghiệp để lấy lại đà tăng trưởng

Thứ năm - 08/03/2018 09:27
Báo cáo của Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ tại hội nghị “Tổng kết năm 2017 và 15 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ” diễn ra tại thành phố Cần Thơ ngày 5-2-2018 cho thấy tăng trưởng kinh tế của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang chậm dần.
Nông dân thu hoạch lúa. Ảnh: Trung Chánh 
Nông dân thu hoạch lúa. Ảnh: Trung Chánh
 

Theo đó, nếu như tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn vùng giai đoạn 2001-2010 đạt 11,7%/năm thì giai đoạn 2011-2015 chỉ là 8,55%/năm, tức đã giảm 3,15 điểm phần trăm. Trong năm 2017, tăng trưởng kinh tế toàn vùng đạt 7,39%, tăng 0,49 điểm phần trăm so với năm 2016 - năm ĐBSCL bị ảnh hưởng nặng bởi khô hạn, xâm nhập mặn - nhưng so với giai đoạn 2011-2015 thì vẫn thấp hơn 1,16 điểm phần trăm và so với giai đoạn 2001-2010 thì thấp hơn 4,31 điểm phần trăm.

Vì sao tăng trưởng kinh tế của vùng ĐBSCL cứ chậm dần qua các năm?

Ông Võ Hùng Dũng, nguyên Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ, cho rằng điều này là do... tăng trưởng nông nghiệp bị suy yếu.

Cụ thể, tương ứng với việc tăng trưởng kinh tế của vùng ĐBSCL chậm dần như đã nêu ở trên, tốc độ tăng tổng sản phẩm nông nghiệp (GDP nông nghiệp) của vùng cũng chậm dần. Giai đoạn 1995-2000, mức tăng GDP nông nghiệp là 4%; đến giai đoạn 2001-2005 giảm còn 3,83%; giai đoạn 2006-2010 còn 3,3%. Năm 2012, tăng trưởng GDP nông nghiệp chỉ còn 2,72%; năm 2016 còn 1,2%; đến năm 2017 nhích lên được 2,94%.

Điều này, theo ông Dũng, còn được minh chứng rõ ràng hơn bởi thực tế địa phương nào có cơ cấu kinh tế phụ thuộc lớn vào nông nghiệp thì có tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hơn so với địa phương ít phụ thuộc khi xét trong cùng một vùng.

Trong một lần trao đổi với TBKTSG, ông Dũng đề xuất gia tăng tỷ trọng đóng góp của khu vực công nghiệp trong cơ cấu tăng trưởng kinh tế của vùng ĐBSCL để “kích hoạt” kinh tế ĐBSCL phát triển. Theo ông, đó là hướng đi khả thi, góp phần giải quyết việc làm cho lao động vùng ĐBSCL ngày càng dư ra khi ngành nông nghiệp áp dụng cơ giới hóa.

Tuy nhiên, việc đưa nông nghiệp trở lại quỹ đạo tăng trưởng để góp phần thúc đẩy kinh tế ĐBSCL tăng trưởng cũng không thể bỏ qua. Muốn vậy, phải giải quyết những “điểm nghẽn” tồn tại xưa nay trong ngành nông nghiệp là chất lượng sản phẩm thấp và giá thành sản xuất cao. Để làm được việc này thì không thể theo tư duy cũ.

Xuất phát điểm để “làm mới” ngành nông nghiệp nên bắt đầu từ đâu?

Ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, gợi ý nên bắt đầu từ mô hình... Hội quán nông dân và đây cũng là cách đang được tỉnh Đồng Tháp thực hiện. Bởi, Hội quán nông dân sẽ là không gian cộng đồng mà ở đó người nông dân tự quản, tự nguyện, tự lực để chăm lo cuộc sống cộng đồng. Vai trò của người nông dân thật sự là “người chủ” của xóm làng, tức phải đề cao trách nhiệm của người dân với vận mệnh của họ chứ không phải là người “ở trọ”, tức mọi chuyện dồn trách nhiệm cho Nhà nước.

Hay nói cách khác, cấp ủy chính quyền sẽ không triển khai thay cho người dân nữa, mà người dân phải tự nghĩ, tự làm, tự lực hợp tác với nhau; cấp ủy chính quyền chỉ đứng phía sau khơi gợi, truyền cảm hứng nhằm giúp người nông dân sẵn sàng thay đổi. “Đó là câu chuyện của Đồng Tháp chúng tôi và hội quán nó là như vậy”, ông Hoan kể.

Theo ông Hoan, từ những câu chuyện sinh hoạt, trao đổi trong Hội quán nông dân, người dân sẽ biết và hiểu nhau, có nhu cầu phối hợp làm ăn. Lần lượt các hợp tác xã kiểu mới ra đời trên nền hội quán đó, tức hội quán là điều kiện để tập hợp, sau đó, chính bà con sẽ là người “chấp bút” viết ra một phương án thành lập hợp tác xã dưới sự hỗ trợ của chuyên gia tư vấn về hợp tác xã. “Các chuyên gia cho biết nơi nào có hội quán thì việc thành lập hợp tác xã rất thuận lợi”, ông Hoan nói.

Ông Hoan cho biết thêm, Đồng Tháp đã vận động được một số thiết bị thông minh để tặng cho những hội quán nông dân, trong khi đó, các công ty viễn thông cũng đã hỗ trợ kết nối hạ tầng Internet về các hội quán. “Người ta tặng máy tính, màn chiếu để bà con sinh hoạt và khi có những thông tin gì thì lãnh đạo tỉnh sẽ gửi xuống. Chẳng hạn như phim ảnh về nông nghiệp xứ mình, nông nghiệp xứ người... để bà con xem và tự so sánh, tự biết họ đang ở đâu trong nền nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp thông minh”, ông Hoan dẫn chứng.

Theo Xaluan.com
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập849
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại748,862
  • Tổng lượt truy cập93,126,526
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây