Học tập đạo đức HCM

Hơn 2.000 tỉ đồng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Thứ tư - 15/02/2017 02:12
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong giai đoạn tới sẽ tập trung vào những ngành nghề hỗ trợ quá trình tái cơ cấu nông nghiệp và đào tạo nông dân, công nhân nông nghiệp phục vụ nông nghiệp công nghệ cao. Tổng kinh phí thực hiện trong giai đoạn 2017-2020 dự kiến khoảng hơn 2.000 tỉ đồng.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn sẽ hướng tới phục vụ tái cơ cấu và nông nghiệp công nghệ cao - Ảnh minh họa: Thùy Dung



















Theo ông Ma Quang Trung, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kinh phí cho đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2017-2020 dự kiến khoảng hơn 2.000 tỉ đồng. Năm 2017, nguồn kinh phí để tổ chức thực hiện đào tạo nghề khoảng 400 tỉ đồng, trong đó ngân sách Trung ương là 250 tỉ đồng, địa phương 145 tỉ đồng, còn lại là các nguồn khác.
Ngoài ra, để xã hội hóa công tác đào tạo nghề phải thu hút được doanh nghiệp vào cuộc. Chính phủ chỉ hỗ trợ đào tạo một lần, còn lại doanh nghiệp phải bỏ ra. Chẳng hạn, để đào tạo nghề cho lao động làm nông nghiệp công nghệ cao phải mất nhiều triệu đồng, Nhà nước hỗ trợ 1 triệu đồng, còn lại doanh nghiệp phải đầu tư.
Căn cứ vào Quyết định 971/QĐ-TTg của Chính phủ, Bộ NN&PTNT xây dựng kế hoạch trung hạn đặt mục tiêu đến năm 2020 đào tạo nghề nông nghiệp cho 1,4 triệu lao động nông thôn, trong đó có 1 triệu lao động được đào tạo trình độ dưới 3 tháng và 400.000 lao động đào tạo qua các trường ở trình độ sơ cấp trở lên và có cấp bằng.
Theo ông Trung, phương pháp đào tạo lao động nông thôn cũng sẽ khác giai đoạn trước. Nếu như trước kia học viên phải qua 3 tháng học trên huyện, tỉnh thì việc đào tạo tới đây sẽ gắn với mô hình và sản xuất thực tế nhiều hơn. Chính phủ cũng có chính sách hỗ trợ 1 triệu đồng/mô hình.
Bên cạnh đó, cơ chế tài chính cũng được thay đổi. Trước kia, tất cả đều trông chờ vào ngân sách Nhà nước dẫn đến tình trạng không cấp đủ tiền. Lần này, ngoài ngân sách Trung ương, địa phương thì còn có kinh phí của doanh nghiệp và nông dân. Giáo trình đào tạo cũng điều chỉnh lại cho phù hợp với thực tiễn của từng địa phương.
Về đào tạo nghề cho lao động nông thôn làm trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, theo ông Trung, nông dân không thể tự làm nông nghiệp công nghệ cao được mà chỉ có thể đào tạo ở doanh nghiệp và hợp tác xã. “Do đó, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã thống nhất phương pháp đào tạo, hỗ trợ và giám sát quá trình đào tạo. Trước mắt lấy năm 2017 là năm xây dựng mô hình điểm về đào tạo lao động sản xuất nông nghiệp công nghệ cao”, ông Trung nói.
Bên cạnh đó, đào tạo nghề lần này sẽ gắn với doanh nghiệp nhiều hơn. Thực tế, một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn đã có trung tâm đào tạo riêng của mình. Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với những trung tâm này thông qua việc hỗ trợ kinh phí để đào tạo trực tiếp cho lao động của chính tập đoàn, doanh nghiệp đó. Đối với các doanh nghiệp nhỏ hơn thì phải đăng ký với Bộ NN&PTNT để có định hướng cụ thể.



Tác giả bài viết: Thùy Dung

Nguồn tin: www.thesaigontimes.vn

 Tags: nông nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập330
  • Hôm nay41,890
  • Tháng hiện tại290,833
  • Tổng lượt truy cập88,969,167
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây