Học tập đạo đức HCM

Bùng nổ thực phẩm hữu cơ

Thứ hai - 13/02/2017 21:41

Có lẽ, chưa bao giờ vấn đề thực phẩm bẩn lại trở thành nỗi lo lắng bất tận của người tiêu dùng như hiện nay. Làm sao để có bữa ăn an toàn, đảm bảo sức khỏe là nỗi trăn trở của rất nhiều người nội trợ. Nắm bắt nỗi lo lắng của người tiêu dùng, trên thị trường TPHCM, bao gồm “chợ mạng”, nhiều cửa hàng hữu cơ, giới thiệu, kinh doanh sản phẩm hữu cơ đã xuất hiện. Tuy nhiên, điều đáng lo là có không ít cửa hàng tự phong và nhiều sản phẩm chưa đạt chuẩn hữu cơ.

Thực phẩm hữu cơ: Người tiêu dùng hoang mang

Từ khi có bầu con đầu lòng, chị Khánh Phương, quận Tân Bình, TPHCM gần như chuyển hẳn sang sử dụng thực phẩm hữu cơ gồm: gạo, rau củ quả, thịt, một số loại hạt…Chị cho biết, chị thường đặt mua sản phẩm ở các cửa hàng có gắn bảng “cửa hàng thực phẩm hữu cơ”, dù giá nếu so sánh với thực phẩm mua tại siêu thị, cửa hàng bình thường, nhất là so với ở chợ, thường cao hơn gấp 2-3, thậm chí 4 lần.

“Tuy nhiên, sau một thời gian là khách hàng của trên dưới 10 cửa hàng gắn bảng thực phẩm hữu cơ thì tôi thấy ngoài một số rất ít cửa hàng có bán các sản phẩm hữu cơ được gắn chứng chỉ hữu cơ quốc tế như USDA Organic, EU Organic Bio, đa phần các cửa hàng bán các sản phẩm không có gắn chứng nhận hữu cơ. Chúng chỉ được nhân viên giới thiệu là sản phẩm hữu cơ, được trồng theo hướng hữu cơ mà không có thông tin gì thể hiện, minh chứng. Đứng giữa mê hồn trận thực phẩm hữu cơ, nhiều khi tôi cũng hoang mang, không biết lựa chọn thế nào”, chị Phương băn khoăn.

Đó cũng là băn khoăn của nhiều người tiêu dùng. Ghi nhận thực tế cho thấy, hiện nay, trên thị trường TPHCM xuất hiện khá nhiều cửa hàng gắn bảng bán thực phẩm hữu cơ. Ngoài ra, trên “chợ mạng”, các website bán hàng, các trang facebook cũng giới thiệu, kinh doanh nhiều sản phẩm này.

Các sản phẩm hữu cơ được bày bán rất đa dạng, phong phú về chủng loại, sản phẩm, có hàng được sản xuất trong nước và cả ngoại nhập. Chiếm ưu thế là các loại rau, củ, trong đó có sản phẩm trên bao bì gắn tem, nhãn, chứng chỉ hữu cơ quốc tế như USDA Organic (của Bộ Nông nghiệp Mỹ), EU Organic Bio (Ủy ban Liên minh châu Âu), EU Organic Farming (Liên minh châu Âu) hay chứng chỉ PGS (một tiêu chuẩn của Việt Nam được Liên đoàn quốc tế các phong trào nông nghiệp hữu cơ (IFOAM) chấp nhận và phát triển từ năm 2004). Nhưng phần nhiều sản phẩm được các nhân viên tại cửa hàng giới thiệu là sản phẩm hữu cơ, được trồng theo hướng hữu cơ tại các trang trại ở Đà Lạt, Đơn Dương, Đồng Nai… mà chưa được tổ chức quốc tế hay một đơn vị độc lập nào cấp giấy chứng nhận. Trên bao bì thường chỉ có tên sản phẩm, tên, địa chỉ cửa hàng, có khi thêm địa chỉ nơi trồng chứ không có bất kỳ tem nhãn, chứng chỉ, dấu hiệu nào chứng tỏ đó là sản phẩm hữu cơ.

Đối với các sản phẩm nhập khẩu như sữa hữu cơ, gạo hữu cơ, các loại hạt hữu cơ… thì trên bao bì thường có thông tin thể hiện được cấp chứng nhận bởi các tổ chức USDA, EU, Canada Organic Regime, Australian Organic…

Quảng cáo chưa chắc đã là hữu cơ

Bà Phạm Phương Thảo, Giám đốc hệ thống phân phối thực phẩm hữu cơ Organica (TPHCM) - các sản phẩm đã đạt chứng nhận USDA Organic và EU Organic cho biết, tới thời điểm này, chưa một cơ quan, tổ chức nào tại Việt Nam kiểm tra, chứng nhận sản phẩm hữu cơ.

Đề cập tới những sản phẩm được quảng cáo là sản xuất theo hướng hữu cơ chứ chưa được chứng nhận bởi tổ chức, cơ quan nào, bà Thảo cho biết, việc lấy chứng nhận hữu cơ hay không là tùy quan điểm, đường hướng kinh doanh của từng người. Với Organica, sản xuất, kinh doanh thực phẩm hữu cơ có những tiêu chí rõ ràng, việc theo đuổi và đạt được chứng nhận hữu cơ là nhằm tạo được những sản phẩm đúng chuẩn hữu cơ, an toàn cho người sử dụng. 

“Việc lấy chứng nhận hữu cơ giúp tôi kiểm soát một cách nghiêm ngặt quy trình trồng trọt của mình. Đồng thời, để tôi minh bạch thông tin đó với người mua sản phẩm của Organica. Mới đây, chúng tôi có hợp tác với nông dân để trồng rau hữu cơ, tuy nhiên, sau khi kiểm tra 255 chỉ tiêu tại phòng thí nghiệm ở nước ngoài thì phát hiện ra một chỉ tiêu rất nhỏ về thuốc sinh học không đạt yêu cầu. Đó là do hàng rào ngăn cách vườn rau của nông dân với hàng xóm chưa đạt. Vì vậy, cả vườn lại phải được theo dõi tiếp, bao giờ xét nghiệm đạt yêu cầu mới được đưa sản phẩm ra thị trường. Nói thế để thấy không phải mình sản xuất theo hướng hữu cơ, sản phẩm thu hoạch tất yếu sẽ đạt hữu cơ. Chẳng thế mà trên thế giới người ta phải có những tổ chức đứng giữa để theo dõi, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận hữu cơ cho các đơn vị sản xuất”, bà Phương Thảo nói thêm.

Cũng theo bà Thảo, quy trình được chứng nhận sản phẩm hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế là một quy trình dài, gian nan và tốn kém, với một mẫu sản phẩm ít nhất cũng phải trải qua 122 chỉ tiêu đánh giá, nhiều khi là 550 chỉ tiêu, thậm chí cao hơn.

Một cựu tổng giám đốc của công ty chuyên sản xuất rau củ hữu cơ tại Đà Lạt cũng cho biết hiện nay chưa có một tổ chức, cơ quan nào tại Việt Nam cấp giấy chứng nhận hữu cơ cho doanh nghiệp, đơn vị sản xuất. Muốn đạt chứng nhận đó, doanh nghiệp phải liên hệ với các tổ chức chứng nhận nước ngoài. Và để đạt được chứng nhận hữu cơ, doanh nghiệp sẽ phải tốn nhiều thời gian, công sức, phải trải qua quy trình kiểm tra, kiểm soát nghiêm ngặt, đáp ứng được rất nhiều tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế gồm nguồn đất, nguồn nước, giống cây trồng, phân bón…

Cũng theo vị này, hiện nay trên thị trường có không ít địa điểm, sản phẩm tự mạo nhận, tự phong là hữu cơ. Có những đơn vị, cá nhân sản xuất theo hướng hữu cơ, tuy nhiên, nếu chưa trải qua quá trình kiểm tra, kiểm soát, đánh giá nghiêm ngặt, bài bản của một tổ chức thứ ba minh bạch thì chưa thể gọi là sản phẩm hữu cơ. Bằng mắt thường gần như không thể phân biệt được đâu là sản phẩm hữu cơ, đâu không phải, theo đó, khi mua sản phẩm người tiêu dùng nên kiểm tra.

Cụ thể, với những đơn vị/doanh nghiệp, sản phẩm đã được chứng nhận thì tổ chức chứng nhận sẽ cấp cho doanh nghiệp mã số chứng nhận hữu cơ. Người tiêu dùng có thể vào trang web của tổ chức cấp giấy chứng nhận hữu cơ đó, nhập mã số của đơn vị/doanh nghiệp, sẽ biết được thông tin chính xác. Các thông tin về mã số, đơn vị chứng nhận… nếu có, sẽ được doanh nghiệp thể hiện trên bao bì, nhãn mác sản phẩm, giúp người tiêu dùng tra cứu.

Nguồn Vũ Yến/nongthonviet.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập347
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm346
  • Hôm nay47,322
  • Tháng hiện tại822,600
  • Tổng lượt truy cập91,996,329
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây