Học tập đạo đức HCM

Lâm Đồng: Vườn cam tiền tỷ giữa vùng rau Ðơn Dương

Thứ ba - 24/10/2017 23:14
Giữa vùng rau thương phẩm Ka Ðơn, Ðơn Dương có một vườn cam đường canh – một loài cây hoàn toàn mới lạ, trị giá hàng tỷ đồng.

Dẫn khách đi thăm vườn cam canh đang trĩu trịt trái trên cành, ông Nguyễn Văn Túc, thôn Sao Mai, xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương khoe, vườn cam đường canh mới 2 tuổi rưỡi của ông đang cho trái bói. Là vụ trái đầu mùa nhưng ông Túc nhẩm tính, vườn cam mang lại cho gia đình thu nhập cả tỷ đồng. Ông Túc cho hay: “Vườn cam này 8 sào, nguyên là đất tôi chuyên trồng cà chua. Thấy nông dân Đà Lạt trồng cam canh thu nhập tốt, tôi tìm hiểu và mạnh dạn bỏ cây cà chua, xuống giống 800 gốc cam canh. Hiện là vụ bói đầu tiên của vườn cam nhưng năng suất khá cao, tôi tin chắc phải thu được xấp xỉ 1 tỷ đồng”.

lam-dong-vuon-cam-tien-ty-giua-vung-rau-don-duong

Ông Túc trong vườn cam đường canh. Ảnh: D.Q

Trên mảnh đất 8 sào, ông Túc xuống giống 800 cây cam đường canh theo hàng lối, cây cách cây, hàng cách hàng 3x3m. Đây là khoảng cách chuẩn, giúp cây cam đón được lượng ánh sáng tối ưu đồng thời có không gian để phát triển tán. Trồng từ tháng 3/2015, tới tháng 8/2017 ông bắt đầu có trái chín bán. Ông Túc cho biết: “Hiện tôi bán tại vườn với giá 50 ngàn đồng/kg, bao nhiêu cũng hết. Nhiều khi chưa có trái chín, khách hàng còn đặt trước, có hàng gọi họ tới thu. Giờ vẫn là vụ rải rác, vụ chính của vườn cam nhà tôi là vào vụ Tết Nguyên đán, giá sẽ cao hơn. Nói chung tính sơ sơ năm nay tôi thu chừng trên 20 tấn trái, với giá bán 50 ngàn đồng/kg tôi thu được 1 tỷ.

“Trước đây, vườn này tôi chuyên trồng cà chua, nếu năng suất ổn thu được khoảng 30 tấn trái, tổng thu khoảng 200 triệu đồng nhưng chi phí rất nhiều. Còn cam trồng chỉ cần đầu tư một lần, chăm sóc vừa ít công, vừa thu nhập cao gấp nhiều lần cà chua”.

Ông Túc cho hay ông mua giống cam với giá 30 ngàn đồng/cây từ công ty, bên bán sẽ hỗ trợ kỹ thuật, chế độ dinh dưỡng để cam đạt sản lượng và chất lượng tốt nhất. Trồng cam đầu tư không cao nhưng quan trọng là phải chịu khó học hỏi kỹ thuật như điều hòa sinh trưởng, thời điểm khoanh gốc, kỹ thuật tỉa cành… bởi nếu không chăm sóc đúng kỹ thuật, cây cam sẽ không ra trái, hoặc rụng trái non, nứt trái, trái sượng, nhạt.

Ông Nguyễn Phú Tuấn, chủ trang trại cam canh lớn nhất Đạ Sar, Lạc Dương, người đã chuyển giao kỹ thuật trồng cam canh cho hàng trăm nông dân Lâm Đồng vừa bóc trái cam đang độ chín, nếm thử vị ngọt vừa đánh giá: “Vườn cam canh của ông Túc trồng thực sự rất đạt, vỏ mỏng, trái mọng nước, ngọt đậm. Năng suất của vườn tôi đánh giá là khá đạt, mới vụ bói mà có cây đạt tới 30 kg trái. Nếu chăm đúng kỹ thuật, vườn cam này có thể đạt 25-30 tấn trái/năm, thu nhập tiền tỷ là không khó”. Ông Tuấn cho biết, nói chung cây cam đường canh phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu Tây Nguyên. Quan trọng là người nông dân phải nắm được kỹ thuật chăm sóc phù hợp, tuân thủ chế độ chăm sóc, điều hòa sinh trưởng hợp lý. Về đầu ra, ông Tuấn chia sẻ hiện cam canh vẫn chưa đủ số lượng để cung cấp cho thị trường. Ông nói: “Tôi rất mong muốn bà con mở rộng diện tích cam, quýt cung cấp cho người tiêu dùng, thay cho cam quýt nhập ngoại với giá rất cao mà chất lượng thì khó kiểm soát. Hiện giờ thị trường tràn ngập trái cam, quýt nhập ngoại trong khi người tiêu dùng rất ưa chuộng những loài trái cây được trồng ngay tại địa phương. Cây cam canh giờ đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng và chắc chắn thị trường cho loại trái này là rất lớn”.

Ông Nguyễn Văn Túc chia sẻ, thời điểm cây ra trái từ khi xuống giống là 2,5 năm nên nhiều nhà vườn ngại phải chờ đợi. Nhưng nhà ông, thời điểm cây cam còn nhỏ, tán hẹp, ông vẫn trồng xen một số loài cây như bầu bí, đậu phộng để có thu nhập mà không làm ảnh hưởng tới vườn cam. Còn đến khi cam có trái, thu nhập từ vườn cam vượt qua tất cả các loại rau thương phẩm của xứ rau. Đặc biệt, cây cam khá khỏe, ít phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên môi trường ổn định. Trong vùng rau thương phẩm Đơn Dương, gia đình ông đi đầu trong việc thay đổi cây trồng và sự mạnh dạn đó đã giúp gia đình có thu nhập tiền tỷ đồng thời người tiêu dùng có thêm một loại trái đặc sản địa phương ngon và sạch.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập476
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm475
  • Hôm nay50,465
  • Tháng hiện tại825,743
  • Tổng lượt truy cập91,999,472
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây