Học tập đạo đức HCM

Lạm dụng kháng sinh, hóa chất: Kiểm soát khó chừng nào?

Thứ ba - 02/08/2016 10:24
(Thủy sản Việt Nam) - Việc lạm dụng kháng sinh, hóa chất trong nuôi tôm nhiều năm trở lại đây đã trở thành vấn nạn, gây ra không ít khó khăn trong hoạt động của chuỗi giá trị, đặc biệt là chế biến xuất khẩu, như một “điểm đen” để các thị trường gây khó.

Việc lạm dụng kháng sinh, hóa chất cấm là vấn nạn trong nuôi tôm, cần phải giải quyết sớm và triệt để. Tuy nhiên, sau bao nhiêu năm vẫn không thể ngăn chặn. Nguyên nhân kéo dài do đâu, trách nhiệm thuộc về ai?

Việc lạm dụng kháng sinh, hóa chất là vấn nạn trong nuôi tôm - Ảnh: Thanh Ngân

Khi vấn đề này nêu ra, tất cả đều đổ dồn cho người nuôi tôm. Bởi, “họ trộn kháng sinh với thức ăn để tôm ăn, thậm chí đổ thẳng kháng sinh xuống đầm nuôi”. Hiện nay, không ai biết chính xác bao nhiêu loại kháng sinh đang được dùng và dùng như thế nào trong mỗi vụ nuôi, các tên thuốc mới liên tục xuất hiện trên thị trường, quá nhanh và quá nhiều, vượt qua tầm quản lý của cơ quan chức năng. Hơn nữa, người nuôi vì lợi trước mắt, tận dụng mọi khoảng trống để nuôi, mật độ dày đặc, thời gian ngắt vụ ngắn đã khiến môi trường nuôi ngày càng xấu đi, cộng với thời tiết phức tạp làm phát sinh nhiều dịch bệnh. Để cứu tôm và “cứu mình”, người nuôi lại nhờ vậy vào kháng sinh và một khi phụ thuộc vào nó thì khó dứt nổi, ít nhất trong thì hiện tại. Cái vòng luẩn quẩn này mãi chưa thoát ra được.

Một trong những lý do giải thích cho điều này là việc đến nay, Việt Nam vẫn sử dụng nhân lực kiểm soát bệnh động vật trên cạn để kiểm soát bệnh động vật dưới nước, đội ngũ này đã mỏng và yếu lại càng bị phân tán nhỏ hơn… Nhân lực không có, tài lực thiếu nên dẫn đến thiếu đủ thứ.

Để cải thiện tình hình, nhiều người nuôi và doanh nghiệp đã nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp nuôi mới, theo hướng bền vững, như: nuôi mật độ thưa, nuôi sinh thái, nuôi kết hợp… Nhiều mô hình nuôi kết hợp đã chứng minh tính bền vững, vừa giúp con tôm khỏe, vừa tăng thêm thu nhập cho người nuôi trên cùng một đơn vị diện tích. Thế nhưng đây chỉ là cách xử lý phần ngọn, giải pháp giải quyết tận gốc vấn đề này vẫn còn đợi các nhà quản lý và cơ quan chuyên môn đưa ra!

Linh Anh 
http://thuysanvietnam.com.vn/
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập904
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại779,903
  • Tổng lượt truy cập93,157,567
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây