Học tập đạo đức HCM

Ngành thủy sản lạc quan

Chủ nhật - 05/02/2017 09:12
Dù phải đối mặt hàng loạt thách thức mới nhưng dự báo năm 2017, kim ngạch xuất khẩu thủy sản có thể đạt 7,4-7,5 tỉ USD, tăng 5%-6% so với cùng kỳ năm 2016

Theo Tổng cục Thủy sản, từ năm 2017-2020, nhu cầu thủy sản trên thế giới vẫn tăng trên 15%, những hiệp định thương mại với các thị trường chính như châu Âu (EU), Trung Quốc, Hàn Quốc tạo thuận lợi cho ngành này tăng trưởng.

Không lo rủi ro về thanh toán

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo xuất khẩu tôm năm 2017 có thể đạt 3,3 tỉ USD, tăng 6%; cá tra đạt 1,6 tỉ USD, tương đương năm 2016 do thiếu nguyên liệu; cá ngừ 524 triệu USD, tăng 8%. Tuy vậy, ngành thủy sản năm 2017 sẽ đối mặt thách thức mới là xu hướng bảo hộ mậu dịch của các nước.

Nguồn cá tra nguyên liệu đang thiếu hụt cho xuất khẩu Ảnh: THỐT NỐT
Nguồn cá tra nguyên liệu đang thiếu hụt cho xuất khẩu Ảnh: THỐT NỐT

Ông Ông Hàng Văn, Phó Giám đốc Công ty CP Thủy sản Trường Giang (tỉnh Đồng Tháp), cho biết hiện nay, xuất khẩu cá tra không lo rủi ro về thanh toán do đang hụt hàng. Cụ thể, với thị trường Trung Quốc, các nhà nhập khẩu phải thanh toán ngay, thậm chí muốn trả tiền trước để có hàng nhưng chưa chắc mua được. Còn thị trường Mỹ, theo thông lệ sẽ thanh toán sau 45-60 ngày nhưng hiện chỉ sau 3 ngày là phải trả đủ. Nguyên nhân là nguồn cá tra nguyên liệu bị thiếu hụt 30%-40% từ cuối năm 2016 và đến hết tháng 6-2017 có thể lên đến 50%. Đây là hiện tượng chưa từng xảy ra trong 20 năm con cá tra “xuất ngoại”.

Dự báo, thị trường Trung Quốc có thể sẽ soán ngôi đầu của Mỹ trong việc nhập khẩu cá tra. Theo ông Ông Hàng Văn, trong cơ cấu tiêu thụ cá tra tại Trung Quốc, 70%-80% là đi vào hệ thống nhà hàng, còn lại là người tiêu dùng mua về chế biến trong gia đình. Qua chế biến trong nhà hàng, các đầu bếp có thể làm ra hàng trăm món ăn cao cấp, có giá trị gia tăng cao với giá bán lên đến 30-40 USD/kg, trong khi giá nhập khẩu chỉ khoảng 2,5 USD/kg (kể cả chi phí vận chuyển). Ngoài ra, Trung Quốc đang xem xét bỏ thuế GTGT (13%) nên nhà nhập khẩu có thể tăng giá mua từ Việt Nam.

Ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Thủy sản Hùng Vương, nhận xét lợi thế của cá tra tại thị trường Trung Quốc là rất lớn khi 2 mặt hàng cạnh tranh là cá rô phi và cá chép đang có giá cao hơn 30%-40%.

Với thị trường Mỹ, nước nhập khẩu cá tra số 1 của Việt Nam năm 2016, ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, cho rằng quan điểm của Việt Nam là quy định thanh tra cá da trơn của Bộ Nông nghiệp Mỹ là quá mức cần thiết, không có cơ sở khoa học. Bởi lẽ, cá tra là động vật dưới nước, máu lạnh nên không có nguy cơ về dịch bệnh lây sang người như nhóm gia súc, gia cầm trên cạn. Trước giờ, tỉ lệ vi phạm của các lô cá tra nhập khẩu Mỹ rất thấp, chưa ghi nhận ngộ độc do tiêu dùng cá tra. Vì vậy, Việt Nam đang thực hiện các biện pháp ngoại giao để chính quyền Mỹ bãi bỏ quy định vô lý.

Cần kiểm soát chất lượng từ gốc

Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước - doanh nghiệp chuyên về tôm, cho biết đã kín đơn hàng đến hết quý I/2017. Công ty đang hướng đến phát triển bền vững và hiệu quả, đi vào các sản phẩm chế biến sâu, vận động người dân nuôi tôm sạch. Dự báo từ VASEP cho thấy giá tôm năm 2016 tăng đã khích lệ nông dân và doanh nghiệp đầu tư nuôi tôm trong năm 2017 nên sản lượng sẽ tăng nhẹ.

Theo ông Dương Ngọc Minh, với cơ sở hạ tầng của các nhà máy chế biến tôm và đội ngũ lao động tay nghề cao như hiện nay, Việt Nam thừa sức chế biến xuất khẩu trên 5 tỉ USD/năm (mục tiêu năm 2017 là 3,3 tỉ USD). Tuy nhiên, vấn đề của ngành tôm Việt Nam là thiếu nguyên liệu, giá thành nguyên liệu cao hơn các đối thủ cạnh tranh đến 10%-15% và lãi suất vay vốn cao.

Ông Minh so sánh giá cám công ty mua trực tiếp từ nhà máy là 22.400 đồng/kg trong khi nông dân mua tại đại lý 31.000 - 33.000 đồng/kg. Qua đó cho thấy ngành nông nghiệp địa phương cần có vai trò hơn nữa trong việc liên kết, hạn chế trung gian để nông dân mua được vật tư đầu vào giá hợp lý. Ngoài ra, dù là cường quốc về xuất khẩu tôm nhưng Việt Nam lại không chủ động được con giống, phải nhập khẩu. Vì vậy, muốn ngành tôm phát triển bền vững, nhà nước phải xây dựng trung tâm giống quốc gia để kiểm soát chất lượng tôm từ gốc.

Theo VƯƠNG NGỌC/ Người lao động
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập170
  • Hôm nay20,706
  • Tháng hiện tại391,716
  • Tổng lượt truy cập90,455,109
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây