Học tập đạo đức HCM

Thành lập Cục Phòng vệ thương mại tại Bộ Công Thương

Chủ nhật - 05/02/2017 09:17
Cục Phòng vệ thương mại góp phần triển khai hiệu quả các quy định pháp luật bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, Bộ Công Thương đã có kế hoạch thành lập mới Cục Phòng vệ thương mại là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về phòng vệ thương mại, góp phần triển khai hiệu quả các quy định pháp luật về phòng vệ thương mại của Việt Nam để bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp (DN) trong bối cảnh hội nhập.

Tính đến ngày 31/10/2016, tổng số vụ điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ nhằm vào hàng hóa xuất khẩu Việt Nam là 104 vụ, trung bình gần 6 vụ/năm, trong đó có 66 vụ điều tra chống bán phá giá, chiếm 63% tổng số các vụ kiện. Trong đó phải kể đến một số vụ kiện chống bán phá giá đối với những mặt hàng có kim ngạch lớn, lên đến hàng tỷ USD như vụ kiện tôm (năm 2002) và cá da trơn (năm 2003) của Hoa Kỳ, vụ giày mũ da (năm 2005) của EU.
 
thanh lap moi cuc phong ve thuong mai tai bo cong thuong hinh 1
Đã có 104 vụ điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ nhằm vào hàng hóa xuất khẩu Việt Nam. (Ảnh minh họa: TTXVN)
Có thể thấy rằng, số lượng các vụ điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại có xu hướng ngày càng tăng nhanh trong thời gian gần đây với trung bình 12 vụ/năm. Ngoài các cuộc điều tra chống bán phá giá, Việt Nam đang có xu hướng trở thành mục tiêu của các cuộc điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá do bị coi là nơi chuyển tải của hàng hóa Trung Quốc bị áp thuế. Đây là một hình thức các nước nhập khẩu áp dụng nhằm tránh việc “chuyển tải” hàng hóa từ một nước sang nước khác với mục đích thay đổi xuất xứ để tránh bị áp thuế chống bán phá giá.
Bên cạnh đó, thực hiện các cam kết theo hiệp định thương mại, Việt Nam đã loại bỏ hàng rào phi quan thuế, giảm thuế nhập khẩu. Điều này đặt các DN, ngành hàng Việt Nam trước sự cạnh tranh khốc liệt của các hàng hoá nhập khẩu, trong đó có cả sự cạnh tranh không lành mạnh. Một trong những công cụ bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp sản xuất trong nước trước áp lực cạnh tranh của hàng hoá nhập khẩu là sử dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.
Hiện nay, Bộ Công Thương đang xây dựng Luật Quản lý ngoại thương, trong đó đưa toàn bộ các quy định về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ vào thành một chương trong Dự thảo Luật. Dự kiến Luật Quản lý ngoại thương sẽ được trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp tới.
Pháp luật về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ là một trong những phần phức tạp nhất trong hệ thống pháp luật thương mại quốc tế. Để đáp ứng xu thế hội nhập và ứng phó với những diễn biến khó lường của thương mại quốc tế và khu vực, việc thành lập một cơ quan chuyên trách về lĩnh vực phòng vệ thương mại trong bối cảnh hiện nay là hết sức cần thiết.
Theo thống kê của Bộ Công Thương, hầu hết các nước trên thế giới như Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản… đều thành lập một cơ quan quản lý riêng biệt về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Cơ quan này thường trực thuộc các Bộ Thương mại, Kinh tế hoặc Công Thương.
Chính vì lý do đó, Bộ Công Thương đã có kế hoạch thành lập mới Cục Phòng vệ thương mại là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về phòng vệ thương mại, góp phần triển khai hiệu quả các quy định pháp luật về phòng vệ thương mại của Việt Nam để bảo vệ lợi ích của các DN trong bối cảnh hội nhập
Định hướng các nhiệm vụ của Cục Phòng vệ thương mại sẽ là chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về chống bán phá giá, chống trợ cấp và áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam; tổ chức điều tra việc nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt nam để đề xuất áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ theo quy định của pháp luật.
Khi được thành lập, Cục Phòng vệ thương mại cũng sẽ chủ trì hoặc phối hợp với các DN, hiệp hội ngành hàng trong việc đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đồng thời, Cục sẽ là đầu mối, phối hợp với các bộ, ngành giải quyết các tranh chấp tại Tổ chức Thương mại thế giới liên quan đến của biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ./.
Theo T.Hường/Báo Tin tức
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập594
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại862,390
  • Tổng lượt truy cập92,036,119
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây